Vietbank thay Tổng Giám đốc mới trong lúc nợ xấu tăng cao

(Vietnamdaily) - Ông Lê Huy Dũng sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Vietbank thay thế cho ông Nguyễn Thanh Nhung.
 

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) đã thống nhất thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Nhung kể từ ngày 13/3 theo nguyện vọng cá nhân.

Vietbank thay Tong Giam doc moi trong luc no xau tang cao
Ông Nguyễn Thanh Nhung 
Để bảo đảm điều hành hoạt động kinh doanh liên tục, Hội đồng quản trị đã thống nhất bổ nhiệm ông Lê Huy Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vietbank giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Vietbank và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Người đại diện theo pháp luật của Vietbank.

Ông Lê Huy Dũng từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại các tổ chức tín dụng như Giám đốc Vùng và Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội - Ngân hàng ACB, Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Á.

Ông Dũng bắt đầu tham gia vào công tác điều hành tại Vietbank trên cương vị Phó Tổng Giám đốc từ tháng 8/2017 đến nay.

Vietbank thay Tong Giam doc moi trong luc no xau tang cao-Hinh-2
 Ông Lê Huy Dũng.

Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng đã nhất trí thống nhất bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2016-2020 (trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị độc lập).

VietBank cũng sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thực hiện quyền của cổ đông về đề cử, ứng cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị Vietbank nhiệm kỳ 2016-2020.

Ngày dự kiến chốt danh sách cổ đông đề cử, ửng cử nhân sự là 23/3. Thời gian dự kiến lấy ý kiến cổ đông từ ngày 30/3 - 8/4.

Nói về hoạt động kinh doanh của Vietbank, thu nhập lãi thuần năm 2019 đạt 1.216 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với năm 2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng khá tới 218% lên mức 48 tỷ đồng.

Đổi lại, chi phí hoạt động của Vietbank cũng tăng gần 20%, chiếm 1.051 tỷ đồng. Sau khi trừ hơn 80 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Vietbank đạt lãi ròng hơn 470 tỷ đồng, tăng 47% so năm 2018.

Tại thời điểm cuối năm 2019, cho vay khách hàng của Vietbank đạt mức 40.918,7 tỷ đồng, tăng 15,28% so với đầu kỳ. Tiền gửi khách hàng tăng mạnh hơn với 24%, đạt mức 49.446 tỷ đồng.

Trong đó, nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm cuối năm 2019 của Vietbank tăng 21,5%, lên mức 539 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,25% của năm 2018 lên 1,32%.

Đáng nói, các khoản lãi phí phải thu tăng vọt tới 84%, lên mức 1.647 tỷ đồng. Vietbank vẫn là ngân hàng có vốn điều lệ thấp chỉ 4.190 tỷ đồng.

Niêm yết ngân hàng 2019: Ì ạch, hứa rồi lại thất hứa

(Vietnamdaily) - VietBank là ngân hàng duy nhất đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM trong năm 2019, Maritimebank đã nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE, ngân hàng lỡ hẹn năm trước tiếp tục thất hứa năm nay như OCB, NamABank.
 

Duy nhất 1 ngân hàng lên sàn giao dịch trong năm 2019

Quyết định 242/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng TMCP theo hướng đến hết năm 2020, 100% ngân hàng thương mại niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức.

Vietbank: Lợi nhuận năm 2019 tăng, nợ xấu cũng tăng theo

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) cho thấy, năm 2019 lợi nhuận tăng 47% thì nợ xấu cũng điều chỉnh tăng so với đầu kỳ.

Thu nhập lãi thuần năm 2019 của Vietbank đạt 1.216 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với năm 2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng khá tới 218% lên mức 48 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng ghi nhận mức tăng 436%, đạt 7,5 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư tăng 64%, lên 310 tỷ đồng. Hoạt động khác đạt 162 tỷ đồng, tăng 57%.

Công ty Phi Long 'vẽ bánh' ở Bình Chánh lừa đảo nhà đầu tư thế nào?

(VietnamDaily) - Công ty Phi Long bị tố "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP HCM vừa giao UBND huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Phi Long (trước đây là Công ty CP Đầu tư Việt Nam) tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án ở xã Phong Phú, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Công an thành phố liên quan việc xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long trong việc thực hiện dự án (trong 10 ngày làm việc), để có cơ sở tham mưu đề xuất UBND TP thu hồi quyết định tạm giao đất của dự án này theo đúng quy định pháp luật.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?
 Nhiều băng rôn tố cáo Công ty Phi Long lừa đảo được treo trước trụ sở Công ty này. (Ảnh: VOV).
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã phát đi thông tin kêu gọi ông chủ Công ty Phi Long - Phạm Xuân Long (SN 1959, hộ khẩu thường trú tại phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM), đến làm việc để làm rõ các nội dung liên quan đến đơn tố giác các tổ chức, cá nhân về hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện ông Long không có mặt tại địa chỉ thường trú.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?-Hinh-2
Phần lớn dự án Khu dân cư Nam - NamSài Gòn vẫn là bãi cỏ. (Ảnh: VNN).
Trong vụ án này, ông Phạm Xuân Long đã bị 3 Công ty gồm: Công ty CP An Đại Việt, Công ty CP Đầu tư thương mại I.N.G.E, Công ty cổ phần I.N.D.E và một số cá nhân tố cáo có hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư, bán đất nền tại 4 dự án như: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 tại xã Bình Hưng; dự án Khu dân cư Hải Yến tại xã Bình Hưng; dự án khu dân cư Huy Hoàng tại xã Phong Phú, và dự án Khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối với dự án khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn (xã Phong Phú), Công ty Phi Long "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.
Tương tự, với dự án Khu dân cư Huy Hoàng, năm 2002, Công ty Phi Long đầu tư dự án này được các cơ quan chức năng chấp thuận địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, sau đó Công ty Phi Long không đủ khả năng tài chính, không triển khai dự án, chưa đền bù, giải phóng mặt bằng,…
Năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ra thông báo thu hồi các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây và chấm dứt việc đồng ý chủ trương, chấp thuận địa điểm đối với Công ty Phi Long.
Tuy vậy, từ năm 2004-2005, bà Nguyễn Thị Kim Liên - Tổng giám đốc Công ty Phi Long vẫn ký 12 hợp đồng bán đất dưới dạng hợp tác đầu tư thu hơn 2,9 tỷ đồng. Những người mua đất tại dự án này đã nhiều lần liên hệ gửi đơn đến chủ đầu tư, yêu cầu giao đất, đòi quyền lợi nhưng không nhận được sự phản hồi từ chủ đầu tư và không được trả lại tiền.
Tại dự án Khu dân cư Phi Long 5, có phần diện tích đất công cộng để làm cây xăng, trạm xăng…chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng, Tuy nhiên, năm 2003, ông Nguyễn Trọng Hiệp thời điểm đó là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam vẫn ký hợp đồng bán 1.100m2 đất làm trạm xăng với giá hơn 3,5 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Thủy Ngần.
Bà Ngần sau đó chuyển nhượng lại khu đất cho Công ty I.N.D.E.. Tính đến nay, dự án đã điều chỉnh quy hoạch, không cho làm trạm xăng, khu đất này chuyển thành đất công cộng dự trữ. Công ty I.N.D.E. khiếu nại nhưng không nhận hồi âm.