VietBank ngậm ngùi báo lãi quý 1 suy giảm, tín dụng tăng trưởng âm

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) công bố báo cáo tài chính quý 1/2021 với hầu hết các chỉ tiêu đều suy giảm mạnh so cùng kỳ. 

Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 1 đạt mức 237 tỷ đồng, suy giảm 13,7% so cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng giảm 24,7% xuống 9.537 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm gần 24% về 121 tỷ đồng.
Thậm chí lãi thuần từ hoạt động khác còn giảm mạnh hơn với 58% về mức 27 tỷ đồng.
Chỉ riêng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gấp đôi lên 20 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động lại tăng gần 13% khi chiếm 293 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng của VietBank suy giảm mạnh 53% về còn 122 tỷ đồng.
Đặc biệt, kỳ này VietBank được hoàn nhập hơn 3 tỷ dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ chiếm gần 30 tỷ đồng chi phí.
Do đó, VietBank đành ngậm ngùi báo lãi sau thuế gần 100 tỷ đồng, suy giảm 46% so cùng kỳ 2020.
VietBank ngam ngui bao lai quy 1 suy giam, tin dung tang truong am
 
 Tại thời điểm 30/1/2021, tổng tài sản có của VietBank ghi nhận tăng thêm gần 2.839 tỷ lên mức 94.519 tỷ đồng.
Trong đó, cho vay khách hàng tăng trưởng âm 1,58% xuống mức 44.093 tỷ đồng; tiền gửi tại NHNN tăng mạnh hơn 3.069 tỷ lên 5.323 tỷ đồng; tiền vàng gửi tại các TCTD khác giảm 1.121 tỷ xuống 11.413 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng lại tăng 2,7% lên mức 66.355 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của VietBank ghi nhận tăng hơn 5% lên 824 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh 63%, còn lại nợ nghi ngờ giảm 18% và nợ có khả năng mất vốn xấp xỉ đầu kỳ. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,75% của đầu kỳ lên 1,86%.

Lợi nhuận ngân hàng “năm Covid thứ nhất” vẫn khả quan, năm 2021 sẽ như nào?

(Vietnamdaily) - Mặc dù khởi đầu năm Canh Tý 2020 toàn nền kinh tế gặp ngay cơn "địa chấn" Covid-19 khiến mọi dự báo, kế hoạch đều trở nên bi quan. Dù vậy, ngành ngân hàng vẫn gặt hái được thành quả cao trong năm qua khi lợi nhuận hầu hết đều tăng trưởng dương dù bên cạnh đó vẫn có nhiều vấn đề.

Theo thống kê, trong 24 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2020 thì ghi nhận chỉ 4 nhà băng có lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ đi lùi, còn lại đều tăng trưởng mạnh.

Đứng đầu danh sách tăng trưởng cao về lợi nhuận chính là PGBank với gần 170 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2019.

Ông Dương Ngọc Hoà rời Vietbank sau nhiều năm gắn bó, tân Chủ tịch Vietbank là ai?

(Vietnamdaily) - Ngày 23/2, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) đã có quyết định thay đổi Chủ tịch HĐQT để phù hợp với tình hình hoạt động cũng như trong điều kiện thị trường hiện nay chịu các tác động của dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, HĐQT Vietbank đã thống nhất bầu ông Bùi Xuân Khu – Phó Chủ tịch kiêm Thành viên Thường trực HĐQT giữ chức danh Chủ tịch kể từ ngày 23/2 thay thế ông Dương Ngọc Hòa.

Được biết, ông Bùi Xuân Khu là Cử nhân kinh tế - Trường Đại học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Ông đã gắn bó với Vietbank từ năm 2011 với vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Thành viên Thường trực Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng.

Chứng khoán sau lễ: Cổ phiếu VCB, VHM, FPT, MWG đáng để xuống tiền vì các lý do này

(Vietnamdaily) - Admin Diễn Đàn Chứng Khoán Việt Nam cho rằng "tại sao chúng ta không tìm những mã có dòng tiền BIG BOYS tham gia vào để tránh thua lỗ".

Theo Admin Diễn Đàn Chứng Khoán Việt Nam Thuỳ Trang, hiện dòng tiền chỉ tìm cổ phiếu trụ và kéo trụ gây ra hiện tượng xanh vỏ, đỏ lòng. Nhiều nhà đầu tư trách rằng kéo trụ thì dòng tiền không lan tỏa hết các mã.

"Tôi xin phân tích ngược lại. Tại sao chúng ta không tìm những mã “có dòng tiền BIG BOYS tham gia vào để tránh thua lỗ. Với phiên ngày 20/4 tôi nhận thấy có 4 mã có thể đầu tư dài hạn được bao gồm VCB, VHM, FPT, MWG - nơi mà dòng tiền thông minh đang hướng đến", chị Thuỳ Trang phân tích