Việt Nam đang xác minh thông tin nói tàu Trung Quốc 35111 vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin, Việt Nam đang theo sát tình hình Biển Đông và xác minh thông tin nói tàu Trung Quốc 35111 vào Biển Đông.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 9/1, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đang tiến về phía vùng biển Việt Nam ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục xác minh thông tin này.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, phải khẳng định các lực lượng chức năng của Việt Nam bám sát Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cần tuân thủ quy định của Việt Nam và UNCLOS 1982.
Viet Nam dang xac minh thong tin noi tau Trung Quoc 35111 vao Bien Dong
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Cũng tại cuộc họp báo, Ngày 9/1, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị đưa ra bình luận về diễn biến căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Iran, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam quan ngại trước những căng thẳng gần đây tại Trung Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, tránh làm leo thang căng thẳng, không sử dụng vũ lực, bảo vệ thường dân, giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam, ngày 8/1, Bộ Ngoại giao ra thông báo khuyến cáo công dân Việt Nam hạn chế tới các nước trong khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xung đột, lưu ý các công dân đang có mặt tránh đến các khu vực mà nước sở tại đã khuyến cáo”.
Bộ Ngoại giao cũng đã công bố đường dây nóng bảo vệ công dân của các cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực để công dân liên lạc trong trường hợp cần trợ giúp.
Xem thêm video: Mỹ trước nguy cơ trả đũa từ Iran 

Bảo vệ chung cư CT2 Văn Khê hành hung, dọa đánh chết khách gửi xe

(Kiến Thức) -  Khi anh T. lấy xe ra khỏi hầm gửi xe chung cư CT2 Văn Khê, dù đã trả vé xe nhưng anh vẫn bị một bảo vệ vô cớ chặn xe lại và gây sự. Sau đó, người này gọi thêm 1 bảo vệ tên Nguyễn Minh Tuấn đến hành hung và dọa đánh chết anh T.
 

Theo đơn trình báo của anh Đ.T (trú tại Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) với công an phường La Khê: Khoảng 22h50 anh T. lấy xe máy cùng vợ từ trong hầm gửi xe chung cư CT2 Văn Khê, phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội, khi đến chân dốc hầm thì có một bảo vệ đi từ phía sau quát lớn: “Chúng mày không trả vé gửi xe à?”

Sai phạm của ông Lê Thanh Hải: Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nói gì?

(Kiến Thức) - Sáng 9/1, tại buổi họp mặt báo chí đầu năm do Thành ủy TP HCM tổ chức, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ tiến hành kiểm điểm trách nhiệm các cán bộ sai phạm trong dự án khu ĐTM Thủ Thiêm, sau đó sẽ báo cáo cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tại buổi họp mặt, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào TP HCM làm việc 3 tháng trước.
Sau đó, cơ quan này đã có kết luận về những sai phạm của Ban thường vụ Thành ủy TP HCM các nhiệm kỳ 2010-2015; Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2011-2016 và một số cá nhân, trong đó có ông Lê Thanh Hải - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy.
Ngoài ra, ông Nguyễn Thiện Nhân còn có những phát biểu về những sai phạm của các cán bộ liên quan đến dự án khu ĐTM Thủ Thiêm được Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố hôm 8/1 gồm: Cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, cựu Chủ tịch Lê Hoàng Quân; các cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thị Hồng, Lê Văn Khoa, Vũ Hùng Việt.

Vì sao Trung Quốc liên tục ngụy biện trong vấn đề biển Đông?

(Kiến Thức) - Nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã và đang có những hành động hiếu chiến và bất hợp pháp với các nước đang xảy ra tranh chấp. Nhiều tuyên bố của Bắc Kinh về biển Đông được giới chuyên gia nhận định chỉ là ngụy biện.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động ngày càng hiếu chiến và các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực biển Đông. Những hành động này của Trung Quốc bị các nước có liên quan và dư luận thế giới phản đối, chỉ trích mạnh mẽ vì trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc cũng vi phạm trắng trợn phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.