Người đàn ông ở Huế tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Cơ quan chức năng TP Huế xác định ông B.V.C (SN 1975, trú ở phường Thuận Hóa) bị tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Chiều 7/7, Sở Y tế TP Huế cho biết, đã ghi nhận 12 trường hợp người dân ở trên địa bàn mắc liên cầu lợn, trong đó có một người tử vong.

Trước đó, vào tối 01/7, ông B.V.C (SN 1975, trú ở phường Thuận Hóa, TP Huế) đi làm về có biểu hiện sốt nhưng vẫn ăn uống bình thường và có uống thuốc hạ sốt.

Đến 11h ngày 2/7, ông C. thấy mệt nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế khám. Tuy nhiên, chiều cùng ngày, ông C. tử vong.

phun-thc-1751870853018.jpg
Lực lượng y tế xử lý môi trường, phun tẩy uế tại các nhà bệnh nhân.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Huế, qua lấy mẫu xét nghiệm của bệnh nhân B.V.C, kết quả bệnh nhân dương tính với Streptococcus Suis (liên cầu khuẩn lợn).

Qua điều tra dịch tễ, nhà bệnh nhân và các hộ lân cận không có nuôi lợn, trong 2 tuần qua trong khu vực không có tình trạng lợn mắc bệnh. Những người tiếp xúc trong gia đình và xung quanh nhà bệnh nhân C. chưa phát hiện thấy trường hợp có biểu hiện bệnh tương tự.

Được biết, ngoài trường hợp tử vong kể trên, hiện có 11 bệnh nhân khác ở tại các phường của TP Huế đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, tất cả đều dương tính với Streptococcus Suis (liên cầu khuẩn lợn).

Hiện, lực lượng y tế đã xử lý môi trường, phun tẩy uế bằng dung dịch Cloramin B 25% tại các nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân về các dấu hiệu bệnh liên cầu lợn, các biện pháp theo dõi, hướng điều trị và biện pháp phòng, chống bệnh.

>>> Xem thêm video người phụ nữ tử vong do mắc liên cầu lợn.

(Nguồn: Truyền hình Nghệ An)

Nguy kịch sau 3 ngày ăn tiết canh do nhiễm liên cầu lợn

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng, ban hoại tử đang lan rộng nhiễm khuẩn huyết và suy đa tạng. Tiên lượng rất dè dặt.

Ngày 3/7, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện các bác sĩ đang điều trị tích cực cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại Hải Phòng, trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhân V.Đ.H đã ăn tiết canh lợn khoảng ba ngày trước khi nhập viện.

Cụ bà 73 tuổi bán lòng mắc liên cầu lợn, bác sĩ cảnh báo

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh mắc liên cầu lợn, tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt lợn sống, cần nấu chín kỹ thực phẩm, mang găng tay khi sơ chế...

Ngày 9/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo ghi nhận thêm một trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn là cụ bà 73 tuổi, cư trú tại quận Long Biên, làm nghề bán lòng lợn tại nhà.

Cụ bà khởi phát triệu chứng ngày 31/5 với biểu hiện sốt, đau đầu, nôn, lơ mơ. Gia đình đưa cụ bà nhập Bệnh viện Bạch Mai ngày 2/6.

Suy đa phủ tạng sau giết mổ lợn, cách phòng tránh liên cầu lợn

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên. Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.

Xuất huyết hoại tử toàn thân, suy đa phủ tạng,.... sau 5 giờ mổ lợn