Việt Nam có thêm vaccine COVID-19 thử nghiệm trên người vào năm sau

Vaccine COVID-19 của Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) dự kiến được thử nghiệm trên người vào tháng 3/2021.

Ngày 7/12, ông Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) cho biết, vaccine phòng COVID-19 của đơn vị này dự kiến nộp hồ sơ thử nghiệm lâm sàng vào tháng 12/2020, bắt đầu thử nghiệm trên người vào tháng 3/2021.
Như vậy, bên cạnh Công ty Nanogen, Ivac là đơn vị thứ 2 vào giai đoạn thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.
Viet Nam co them vaccine COVID-19 thu nghiem tren nguoi vao nam sau
 (Ảnh minh hoạ: Báo Nhân dân)
Theo ông Thái, vaccine của Ivac sử dụng công nghệ phôi trứng gà. Đây là công nghệ truyền thống trong sản xuất vaccine được đánh giá là dễ đầu tư, dễ triển khai và phù hợp với năng lực của đơn vị. Mặt khác, công nghệ này cũng bao gồm các kỹ thuật, phương pháp và dữ liệu đã được tối ưu hoá.
Vaccine của Ivac cũng được đánh giá là an toàn và có hiệu lực sau khi thử nghiệm trên động vật trước đó. Nhận định này dựa trên điều kiện mọi kết quả thuộc giai đoạn nghiên cứu trên động vật đều thành công và được cơ quan quản lý chấp nhận.
Ngoài Nanogen, Ivac, Việt Nam còn 2 đơn vị khác đang nghiên cứu vaccine COVID-19 là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac) và Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech).
Trong đó, Nanogen là đơn vị bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người sớm nhất vào tháng 12/2020. Còn Vabiotech đang thử nghiệm vaccine trên khỉ và dự định tiêm thử trên người vào đầu năm 2021.

Sự thật về vaccine phế cầu phòng Covid-19 dân HN đang ùn ùn đi tiêm?

(Kiến Thức) - Trong khi tình hình Covid-19 đang diễn tiến phức tạp, để phòng và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, nhiều gia đình ở Hà Nội đang “kéo nhau” đi tiêm vaccine phế cầu phòng  13 chủng vi khuẩn. Thực hư khả năng phòng bệnh của loại vaccine này thế nào?

Tận mục món củ cải muối Nhật đắt ngang tôm hùm

(Kiến Thức) - Củ cải muối Nhật được cho là giống như món dưa muối truyền thống của Việt Nam, nhưng được xách tay từ Nhật về đang là món ăn khoái khẩu của giới nhà giàu Việt dù chúng có giá đắt đỏ ngang với giá tôm hùm.

Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum

Củ cải muối Nhật Bản ăn giòn, có vị chua ngọt, thơm bùi. Đây là món dưa muối truyền thống rất phổ biến ở đất nước Mặt trời mọc. Nó giống kiểu các món dưa cải muối chua truyền thống của Việt Nam.

Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-2
Thế nhưng, giá củ cải muối xách tay từ Nhật Bản về Việt Nam khá đắt đỏ, như củ cải muối vàng giá lên tới 220.000-250.000 đồng/kg, củ cải muối đỏ thậm chí 500.000 đồng/kg.
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-3
Mặc dù có giá đắt đỏ, nhưng món củ cải muối nhập từ Nhật về lại được người tiêu dùng Việt thi nhau tìm mua. Các cửa hàng không kịp về hàng để phân phối cho khách hoặc là hàng vừa về đến nơi đã có khách lấy luôn.
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-4
Củ cải được ăn kèm với các món ăn như: sashimi, sushi, thịt nướng,... nên củ cải muối được lựa chọn là món kèm giúp trung hòa món ăn, tốt cho tiêu hóa.
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-5
Thường thì các loại cải muối sẽ có vị mặn nhưng củ cải vàng thì lại có vị chua chua ngọt ngọt khác biệt.
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-6
Đây là món chứa nhiều canxi rất tốt cho sức khỏe và làm tăng hương vị cho món ăn chính. 
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-7
Một trong những sự kết hợp nổi tiếng của củ cải muối vàng là với món mì tương đen được rất nhiều người yêu thích. 
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-8
Không chỉ xuất hiện tại bữa cơm gia đình ngày nay, củ cái muối là một trong những món ăn trên thực đơn của các nhà hàng Nhật.
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-9
Củ cải muối được muối ngon nhất vào mùa đông khi có nhiều gió. Độ ẩm của củ cải sẽ bốc hơi theo gió. Độ ẩm của củ cải sẽ bốc hơi dần trong khoảng hai tuần.
Tan muc mon cu cai muoi Nhat dat ngang tom hum-Hinh-10
Các loại củ cải muối được làm theo cách cổ truyền để đảm bảo hương vị nhưng sẽ được đóng gói để bảo quản và di chuyển được lâu hơn. Ảnh: Internet.  

Mời độc giả theo dõi video "Những Sai Lầm Trong Cách Bảo Quản Thực Phẩm". Nguồn: Thời Sự VTV24.

Du học sinh nên làm cách nào để bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19?

(Kiến Thức) - Tình hình phòng ngừa và kiểm soát dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang rất đáng lo ngại. Để bảo vệ sức khỏe của mình, tất cả mọi người, đặc biệt là các du học sinh nên chú ý đến những vấn đề sau.

Theo thống kê của WHO, tính đến ngày 23/3, ca nhiễm virus corona (Covid-19) trên toàn thế giới liên tục tăng mạnh. Các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng vượt qua con số hàng trăm. Tình hình phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh rất đáng lo ngại. Để bảo vệ sức khỏe của mình, tất cả mọi người, đặc biệt là các du học sinh nên chú ý đến những vấn đề sau.

Du hoc sinh nen lam cach nao de bao ve ban than truoc dich Covid-19?
 Ảnh minh họa.

1. Liên tục cập nhận những tin tức, thay đổi trong tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương nơi mình sinh sống. Tuân thủ luật pháp và quy định của địa phương. Hợp tác với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

2. Làm tốt việc bảo vệ chính bản thân mình.

- Đầu tiên là vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên rửa tay, uống nhiều nước và thay quần áo thường xuyên.

- Tiếp đến là đeo khẩu trang trong môi trường công cộng. - Giữ môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ. thông gió 2 - 3 lần một ngày. Mỗi lần khoảng 30 phút.

- Giảm tiếp xúc với người khác. Duy trì khoảng cách ít nhất 1m giữa mọi người.

- Cố gắng không ăn uống tại nơi đông người, tụ họp ở những nơi công cộng đông đúc.

- Không khạc nhổ vừa bãi. Khi hắt hơi phải che bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy.

- Khi thuê nhà với người khác và học cùng nhau, luôn quan sát xem người thuê cùng, học cùng có tình trạng bất thường nào không và chủ động thực hiện các hành động tự bảo vệ.

- Chú ý đến dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, tăng cường tập thể dục, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, duy trì tinh thần lạc quan.

3. Nếu có các triệu chứng như sốt và ho khan, phải lập tức đến cơ sở y tế địa phương hoặc thông báo cho nhân viên y tế địa phương để có cách giải quyết sớm nhất. Khi cần thiết, có thể liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự đại sứ quán Việt Nam tại địa phương để được giúp đỡ.

4. Tuân thủ nguyên tắc không cần thiết không ra ngoài.

Mời quý độc giả xem video: WHO: Việt Nam có năng lực sản xuất vaccine phòng Covid-19