Phát hoảng “cổng địa ngục” trên Trái đất, lửa cháy mãi không tắt

(Kiến Thức) - Nằm giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan, Trung Á, miệng núi lửa Darvaza còn được biết đến với tên gọi "cổng địa ngục" có thật trên Trái đất. Con người vô tình tạo ra nơi này khiến nó cháy liên tục trong gần 5 thập kỷ qua và không biết bao giờ mới tắt. 

Phat hoang “cong dia nguc” tren Trai dat, lua chay mai khong tat
Miệng núi lửa Darvaza còn được biết đến với tên gọi "cổng địa ngục" (Gates of Hell) hay "cánh cổng dẫn tới địa ngục" (Door to Hel) trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn ở sa mạc Karakum, Turkmenistan do xảy ra một hiện tượng vô cùng đặc biệt.  

Bí mật khó tin ở “cổng địa ngục” huyền bí nhất TG

(Kiến Thức) - Miệng hố Derweze hay Darvazaí được người dân địa phương gọi là "cổng địa ngục" nằm ở sa mạc Karakum, Turkmenistan. Trong hố luôn có các đám cháy giống như chốn địa ngục. Sự việc này diễn ra trong gần 5 thập kỷ qua và chưa có dấu hiệu chấm dứt. 

Bi mat kho tin o “cong dia nguc” huyen bi nhat TG
 Nằm trong sa mạc Karakum của Turkmenistan, "cổng địa ngục" là biệt danh người ta dùng để gọi miệng hố Derweze hay Darvazaí.

Sự thật rùng rợn về “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới

(Kiến Thức) - Vùng lõm Danakil tại Ethiopia được mệnh danh là “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới. Sở dĩ nơi đây được gọi như vậy là vì nơi đây quy tụ nhiều thảm họa có thể dễ dàng cướp đi mạng sống của con người như núi lửa, động đất...

Su that rung ron ve “cong dia nguc” khac nghiet nhat the gioi
Được mệnh danh là “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới, Vùng lõm Danakil nằm trong sa mạc Danakil ở Ethiopia. 

Sự thật nguy hiểm về “cổng địa ngục” có thật trên Trái đất

Năm 1971, "cổng địa ngục" có thật trên Trái đất xuất hiện ở giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan. Do sự vô ý của con người, ngọn lửa tại nơi này cháy liên tục suốt 50 năm qua chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Su that nguy hiem ve “cong dia nguc” co that tren Trai dat
 "Cổng địa ngục" có thật trên Trái đất ở giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan đột ngột xuất hiện vào năm 1971. Các nhà khoa học gọi nó với tên gọi khác là hố Darvaza. 

Quái đản ngọn lửa "lì lợm" rực cháy 50 năm không thể dập tắt

Ngọn lửa này hay còn được gọi là "cổng địa ngục" xuất phát từ một sai lầm của con người và đã cháy âm ỉ suốt 50 năm mà chưa có dấu hiệu tắt. Không những thế, nó còn gây thiệt hại tới 50 tỷ USD.

Quai dan ngon lua
Năm 1971, một kế hoạch khai thác khí đốt được diễn ra tại ngôi làng Derweze với dân số khoảng 350 người, nằm ở giữa sa mạc Karakum. 3 hố khí đốt tự nhiên được xác định vị trí và tiến hành khai thác tại nơi đây.  

Quai dan ngon lua
 Ban đầu, không có gì bất thường ở 2 hố đầu tiên và đã thành công ngoài mong đợi. Tuy nhiên, khi mũi khoan thăm dò đến hố thứ 3, các nhà địa chất Liên Xô phát hiện đất có hiện tượng sụt lún. 

Quai dan ngon lua
 Sự việc diễn ra quá nhanh trong sự ngỡ ngàng của tất cả công nhân giàn khoan, mặt đất dưới giàn khoan sụp đổ tạo thành hố sâu lớn với đường kính 70m.

Quai dan ngon lua
 Một lượng lớn khí tự nhiên bốc lên từ lòng đất, tạo nên cảnh tượng kinh hoàng. Để tránh khí bị rò rỉ gây ngộ độc, các nhà địa chất chỉ còn cách đốt chúng. Họ tin rằng ngọn lửa sẽ đốt cháy khí trong vòng vài ngày và chỉ như vậy mới giữ được an toàn cho người dân nơi đây. 

Quai dan ngon lua
 Nhưng đáng tiếc, điều không ngờ đến đã xảy ra. Lượng khí đốt bốc lên từ lòng đất không có dấu hiệu dừng lại, cùng với khí hậu Derweze quanh năm khô nóng, ngọn lửa không được dập tắt.

Quai dan ngon lua
Đến nay, ngọn lửa này đã cháy tròn 50 năm, gây nên thiệt hại hơn 50 tỷ USD trong nửa thế kỷ. Người dân địa phương gọi hố tử thần này là “Cổng địa ngục”.  

Quai dan ngon lua
 Hố lửa tử thần có đường kính 70m, sâu 20m. Những ngọn lửa trong hố tạo nên một quầng sáng màu vàng lớn, có thể nhìn thấy từ cách đó từ khoảng cách vài km.

Quai dan ngon lua
 Vào ban ngày, hố tử thần chỉ được nhìn thấy rõ ràng nhất ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, vào ban đêm, ánh sáng từ hố lửa làm sáng rực cả một vùng trời và có thể thấy rõ hình ảnh một đám lửa khổng lồ đang cháy bùng giữa sa mạc.

Quai dan ngon lua
Ngày nay, hố tử thần trở thành một điểm hấp dẫn với nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Người đầu tiên được ghi nhận là khách du lịch đến thăm nơi này là một người đàn ông Scoland, 57 tuổi, có tên là Kill Keeping. 
Quai dan ngon lua
 Tổng thống Gurbanguly Berdimuhamedow của Turkmenistan từng tới sa mạc Karakum vào năm 2010 và ra lệnh lấp hố lửa để đảm bảo an toàn cho các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, cho đến nay, hố lửa vẫn tồn tại giữa sa mạc Kakarum.

Quai dan ngon lua
 Dù biết rằng một lượng lớn khí đốt đang biến mất từng ngày nhưng không còn cách nào khác. Mọi nguy hiểm ẩn chứa dưới hố sâu này có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy để bảo vệ an toàn cho người dân thì không thể tác động thêm vào hố lửa này được nữa.

Quai dan ngon lua
 Vào tháng 11/2013, nhà thám hiểm George Kourounis là người đầu tiên thâm nhập hố tử thần ở Derweze. Đó cũng là chuyến thám hiểm duy nhất ông thừa nhận có cảm giác "giống khoai tây bị nướng".