Vị tướng nào chỉ huy chiến dịch quân sự Nga ở Syria?

Trong khi tràn ngập thông tin về chiến dịch quân sự Nga ở Syria thì truyền thông phương Tây lại mù tịt thông tin về người chỉ huy chiến dịch này.

Mạng tin tình báo Debkafile (Israel) mới đây đã đưa ra lời giải mã cho câu hỏi này: Vị tướng nào chỉ huy chiến dịch quân sự Nga ở Syria?  Đó là là Trung tướng Alexander Dvornikov - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu Trung tâm của Quân đội Nga.
Vi tuong nao chi huy chien dich quan su Nga o Syria?
Máy bay ném nom chiến trường Su-25 của Nga: Khắc tinh của IS. 
Theo lý giải của Debka, tướng Dvornikov được lựa chọn chỉ huy chiến dịch quân sự của Nga ở Syria- một nhiệm vụ phức tạp, đầy thử thách - trước hết là bởi ông được xem là người trung thành, đặc biệt tin cậy. Kế đến, Trung tướng
Alexander Dvornikov
còn là người đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch về huy động, triển khai lực lượng trong tình huống can dự toàn diện của một cuộc chiến.
Tướng Dvornikov sinh ngày 22/8/1961, tại thành phố Ussuriisk (thuộc vùng lãnh thổ Primorski). Năm 1982, ông phục vụ quân ngũ tại Quân khu Viễn Đông, với cương vị trung đội trưởng, đại đội trưởng rồi tiểu đoàn trưởng. Năm 1991, Dvornikov tốt nghiệp Học viện quân sự M.V Frunze, sau đó được bổ nhiệm làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn bộ binh cơ giới đóng tại Đông Đức.
Từ năm 1995-2000, ông làm tham mưu trưởng rồi sư đoàn trưởng tại Severo, thuộc quân khu Caucasus (Kavkaz). Năm 2005, Dvornikov kết thúc khóa học tại Học viện Chỉ huy tham mưu Liên bang, được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh, rồi Tư lệnh quân khu Siberia. Từ 2008-2010, ông chuyển sang nắm cương vị Phó Tư lệnh Quân khu Viễn Đông. Năm 2010 cũng là thời điểm Quân đội Nga tiến hành đợt cải tổ mạnh mẽ, co gọn từ 7 quân khu xuống còn 5 quân khu. Tháng 4/2012, Dvornikov được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu Trung tâm.

Kịch bản chiến thắng của Nga ở Syria

"Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác" và ông Putin tìm cách biến chiến dịch quân sự ở Syria thành một thành tựu chính trị.

Trong bối cảnh chiến dịch không kích của Nga vào Syria tiếp tục diễn ra, một số nhà bình luận cho rằng động thái táo bạo này của Tổng thống Vladimir Putin có thể kéo Nga vào "vũng lầy" giống như ở Afghanistan.
Kich ban chien thang cua Nga o Syria
Tổng thống Putin vừa giành được chiến thắng địa chính trị ở Syria. 
Tuy nhiên, chẳng ai có thể nói chắc chắn rằng kết cục xấu này sẽ xảy ra, và ông Putin hiện còn có nhiều quân bài hơn những gì các nhà chỉ trích ông biết đến. Nga có thể đạt được những mục tiêu quân sự cốt yếu của mình ở Syria, trong khi Mỹ thì không. Và đây là cách ông Putin có thể đạt được kết quả mong đợi của mình ở Syria:

“Mùa xuân Ả-rập” tàn phá Trung Đông

(Kiến Thức) - Năm năm sau khi mùa xuân Ả-rập tàn phá Trung Đông, khu vực này khốn khổ vì bạo lực và bị bao trùm bởi bóng đen mang tên Nhà nước Hồi giáo.

Trong một xã luận có tựa đề “Sự kết thúc của  giấc mơ mùa xuân Ả-rập” đăng trên tờ Wall Street Journal, nhà phân tích Sohrab Ahmari khẳng định: "Ngày nay, Trung Đông  bất ổn hơn và ít hy vọng hơn so với trước khi xảy ra cái gọi là ‘mùa xuân Ả-rập’. Năm năm trước đây, người dân ở đây vung vẩy điện thoại thông minh. Bây giờ, các chiến binh thánh chiến vung dao và làn sóng người tị nạn khốn cùng là đặc trưng của khu vực”. Theo ông, mỗi quốc gia Ả-rập đều "không hạnh phúc theo cách riêng” sau giấc mơ “mùa xuân Ả-rập”.
“Mua xuan A-rap” tan pha Trung Dong
"Mùa xuân Ả-rập" khởi nguồn từ Tunisia.
Nhà phân tích Ahmari lưu ý Tunisia, nơi “mùa xuân Ả-rập” bắt đầu vào tháng 12/2010, được ca ngợi là câu chuyện thành công duy nhất. Với hiến pháp thế tục mới được thông qua, Tunisia đang trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ. Tuy nhiên,  Tunisia - "nơi sinh ra mùa xuân Ả-rập” này  “cũng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các chiến binh cho Nhà nước Hồi giáo".

Cục diện chiến trường quyết định kết quả hòa đàm Syria

(Kiến Thức) - Mạng tin Debkafile của Israel nhận định, tiến trình chuyển đổi chính trị ở Damascus sẽ phụ thuộc nhiều vào cục diện chiến trường, đặc biệt ở miền bắc Syria.

Theo Debkafile, cục diện chiến trường miền bắc Syria giáp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng quyết định đến việc định hình tương lai Syria, hơn cả nghị quyết mà HĐBA LHQ mới thông qua.
Cuc dien chien truong quyet dinh ket qua hoa dam Syria
Giao tranh ác liệt xảy ra ở miền bắc Syria, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại miền bắc Syria, có rất nhiều lực lượng tham chiến. Đó là Nga (chiến dịch không kích), quân đội Syria, quân tình nguyện Iran,các tay súng của Hezbollah; các chiến binh thuộc Lực lượng bảo vệ người Kurd (YPG); các nhóm chống đối chính phủ Syria - trong đó có nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), các tổ chức cực đoan có liên hệ với mạng lưới Al Qaeda (Nusra Front, Ahram al-Sham).