“Mùa xuân Ả-rập” tàn phá Trung Đông

(Kiến Thức) - Năm năm sau khi mùa xuân Ả-rập tàn phá Trung Đông, khu vực này khốn khổ vì bạo lực và bị bao trùm bởi bóng đen mang tên Nhà nước Hồi giáo.

Trong một xã luận có tựa đề “Sự kết thúc của  giấc mơ mùa xuân Ả-rập” đăng trên tờ Wall Street Journal, nhà phân tích Sohrab Ahmari khẳng định: "Ngày nay, Trung Đông  bất ổn hơn và ít hy vọng hơn so với trước khi xảy ra cái gọi là ‘mùa xuân Ả-rập’. Năm năm trước đây, người dân ở đây vung vẩy điện thoại thông minh. Bây giờ, các chiến binh thánh chiến vung dao và làn sóng người tị nạn khốn cùng là đặc trưng của khu vực”. Theo ông, mỗi quốc gia Ả-rập đều "không hạnh phúc theo cách riêng” sau giấc mơ “mùa xuân Ả-rập”.
“Mua xuan A-rap” tan pha Trung Dong
"Mùa xuân Ả-rập" khởi nguồn từ Tunisia.
Nhà phân tích Ahmari lưu ý Tunisia, nơi “mùa xuân Ả-rập” bắt đầu vào tháng 12/2010, được ca ngợi là câu chuyện thành công duy nhất. Với hiến pháp thế tục mới được thông qua, Tunisia đang trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ. Tuy nhiên,  Tunisia - "nơi sinh ra mùa xuân Ả-rập” này  “cũng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các chiến binh cho Nhà nước Hồi giáo".
Yemen và Libya đang chìm trong nội chiến và chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy việc ra khỏi vũng lầy. Những nỗ lực  khởi động đàm phán hòa bình ở các nước này cho tới nay đã thất bại và không hề mang lại bất kỳ sự thay đổi tích cực nào.
Nghị quyết gần đây về Syria,  được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua, đang mang lại khuôn khổ và thời hạn để giải quyết cuộc nội chiến đã kéo dài nhiều năm qua, cướp đi sinh mạng của 250.000 người và hàng triệu người phải chạy loạn. Nhưng quá trình phức tạp này chỉ mới bắt đầu.
Nhà phân tích Ahmari đặt câu hỏi: "Làm thế nào mà giấc mơ (mùa xuân Ả-rập) lại biến thành cơn ác mộng?"
Ông tự trả lời: “Các quốc gia Ả-rập thế tục đã chao đảo vào thời điểm mà Tổng thống Ai Cập  Mubarak và các vị tổng thống đồng chí hướng của ông bị lật đổ. Và sự trỗi dậy của ISIS cho thấy chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan chỉ mới bắt đầu”. Việc lật đổ chế độ ở Trung Đông có thể không làm giảm bớt sức hấp dẫn của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mà ngược lại.
Nhà phân tích Sohrab Ahmari  kết luận: Suy cho cùng, "chủ nghĩa tự do thị dân vô tổ chức" không thể mang lại một sự thay thế cho "chính trị bộ lạc" hay Hồi giáo ở Trung Đông.

65.000 chiến binh thánh chiến sẵn sàng thế chân IS

(Kiến Thức) - Theo một báo cáo mới đây, 65.000 chiến binh thánh chiến sẵn sàng thế chân IS ở Syria nếu tổ chức khủng bố này bị đánh bại.

Một báo cáo cho biết, phương Tây đang mắc một sai lầm chiến lược khi chỉ tập trung đối phó với phiến quân IS mà bỏ qua các nhóm cực đoan khác. 65 nghìn chiến binh thánh chiến tại Syria là các chiến binh Hồi giáo và có cùng mục tiêu với IS.
Truyền thông Anh dẫn báo cáo của Trung tâm Tôn giáo và Địa chính trị cho biết, 65 nghìn chiến binh này thuộc ít nhất 15 nhóm phiến quân khác nhau.

Cuộc chiến Yemen đã tràn sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út...

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Yemen đã lan sang Ả-rập Xê-út và không biết đến bao giờ mới kết thúc, với sự lộng hành của Al-Qaeda, phiến quân IS.

Trong tuần cuối cùng của tháng 11/2015, phe “nổi dậy” ở Yemen đã tấn công vào lãnh thổ Ả-rập Xê-út và đánh chiếm nhiều căn cứ quân sự tiền tiêu. Có tin nói, quân “nổi dậy” Houthi đã đánh chiếm các căn cứ Malhama, al-Radif và al-Mamoud ở Jizan, căn cứ quân sự al-Rabou'a ở Asir và căn cứ Nahouqa ở tỉnh Najran ở miền nam Ả-rập Xee-út. Quân đội Ả-rập Xê-út đã giáng trả bằng các cuộc không kích dữ dội bên trong lãnh thổ nước này và ở tỉnh Hajjah của Yemen.
Cuoc chien Yemen da tran sang lanh tho A-rap Xe-ut...
Trọng pháo bắn từ lãnh thổ Ả-rập Xê-út sang Yemen.
Những diễn biến mới nhất này chỉ là phần nổi của một núi băng trôi, khi cuộc chiến ở Yemen đã lan sang Ả-rập Xê-út và không biết đến bao giờ mới kết thúc.