Vì sao Trạm Vũ trụ ISS bị rò rỉ khí?

Vụ rò rỉ khí trên trạm vũ trụ ISS được cho là do bụi thiên thạch gây ra lỗ thủng trên tàu Soyuz nhưng thực tế không phải như vậy.

Sự cố rò rỉ khí trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) xảy ra hồi cuối tháng 8 đã khiến các phi hành gia phải nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố, bịt tạm lỗ thủng nhỏ 2mm với một loại băng keo đặc biệt được dùng trong vũ trụ.
Vi sao Tram Vu tru ISS bi ro ri khi?
 Hình ảnh vết thủng được phát hiện trên tàu vũ trụ Soyuz MS-09 của Nga, kết nối với trạm không gian NASA từ tháng 6. Ảnh: NASA.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ban đầu cho rằng có các vi thiên thạch hoặc mảnh vỡ không gian (MMOD) va chạm với lớp vỏ của tàu Soyuz.
Tuy nhiên, tình hình trở nên nghiêm trọng sau đó khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga Roscosmos phát hiện lỗ thủng không phải là do bụi thiên thạch gây ra như vẫn tưởng.
Thay vào đó, lỗ thủng tròn trịa với đường kính 2mm giống với một mũi khoan hơn. Thậm chí những hình ảnh còn cho thấy trên lớp sơn thân tàu có dấu hiệu của mũi khoan bị trượt đi trước khi tạo được chỗ bám chắc chắn để xuyên vào sâu.
Điều đáng nói là vì sao lại xuất hiện một lỗ khoan trên tàu vũ trụ Soyuz MS-09 gắn liền với mô-đun Rassvet của phân đoạn thuộc Nga? Và ai đã làm điều đó?
Thời điểm các cơ quan mặt đất phát hiện Trạm ISS bị rò rỉ khí là ban đêm, khi những phi hành gia đang ngủ.
Theo Tạp chí ScienceAlert, câu chuyện ly kỳ này đã diễn biến theo một chiều hướng nghiêm trọng chỉ trong một vài ngày qua.
Vi sao Tram Vu tru ISS bi ro ri khi?-Hinh-2
 Ảnh phóng đại lỗ thủng 2 mm trên vỏ tàu vũ trụ Soyuz. Ảnh: NASA.
Giám đốc Rosmoscos Dmitry Rogozin cho biết, tàu đã được kết nối với ISS từ tháng 6. Còn lỗ thủng này được phát hiện vào ngày 30/8.
"Vụ việc có thể là lỗi sản xuất hoặc đã được lên kế hoạch từ trước. Chúng tôi đang kiểm tra lại phiên bản mặt đất (của tàu Soyuz MS-09). Không loại trừ giả thuyết có kẻ phá hoại ngay trên trạm không gian" - ông cho biết thêm rằng, một Ủy ban quốc gia đã được thành lập để xác định rõ nguyên nhân sự cố.
Theo Nghị sĩ Nga Maxim Surayev, cựu phi hành gia từng có 2 chuyến đi lên ISS, cũng nghi ngờ thủ phạm phá hoại tàu vũ trụ Soyuz MS-09 là một phi hành gia đang gặp các rắc rối về tâm lý. Người này có thể đã tìm cách gây ra trục trặc kỹ thuật không đáng kể để toàn bộ phi hành đoàn được cho về nhà sớm.
"Chúng ta đều là con người. Ai cũng muốn được về nhà. Tuy nhiên, biện pháp này thật sự quá hèn nhát. Sẽ thật tồi tệ nếu một phi hành gia là thủ phạm gây nên sự cố này" - Nghị sĩ Surayev nhận định.
Trong khi đó, trả lời hãng thông tấn TASS, cựu kỹ sự công nghệ không gian Alexander Zheleznyakov khẳng định sử dụng máy khoan trong môi trường không trọng lực trên tàu vũ trụ là gần như không tưởng.
Ông nhắc rằng vị trí vết thủng nằm ở một bộ phận sẽ tách khỏi tàu vũ trụ Soyuz trong thời gian bay quanh quỹ đạo Trái đất. Khoang này cũng không có công dụng gì trong quá trình đưa các phi hành gia trở về mặt đất.
Một nguồn tin khác của TASS đặt giả thuyết Soyuz MS-09 đã bị hư hỏng trong quá trình thử nghiệm tại sân nay Baikonur ở Kazakhstan.
Vết thủng sau đó được bí mật trám lại, nhưng vật liệu được sử dụng lại rơi ra sau khi tàu Soyuz kết nối với ISS.
Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, Roscosmos thấy rằng không có bằng chứng nào xác định một trong sáu thành viên hiện có mặt tại trạm ISS đã làm điều đó.
Vi sao Tram Vu tru ISS bi ro ri khi?-Hinh-3
 Phi hành gia người Đức Alexander Gerst đã bịt lỗ thủng trên bằng ngón tay của mình.
Roscosmos tin rằng lỗ khoan trong tàu vũ trụ đã được khoan trước khi nó rời khỏi Trái Đất, và họ đã truy tìm xem ai là người trong quá trình sản xuất phải chịu trách nhiệm về nó.
Nhiều nguồn tin giấu tên khi trao đổi với hãng thông tấn Nga RIA Novosti đã ám chỉ về một cuộc điều tra nội bộ tại công ty sản xuất tàu vũ trụ Energia và cuối cùng đã mang lại kết quả.
Theo đó, danh tính người khoan lỗ thủng đó đã được xác định và cái lỗ đã được khoan một cách vô tình, không hề có chủ tâm.
Để che giấu, người đó đã dán một miếng vải đặc biêt lên lỗ khoan, và nó chỉ chịu đựng được một vài tháng trước khi bong ra trong không gian.
Hiện vẫn chưa xác định hình phạt nào sẽ được áp dụng với cá nhân đã gây ra điều này.
Song việc bay lên vũ trụ với một cái lỗ khoan được bịt bằng một tấm vải dù miếng vải có đặc biệt thế nào cũng là một điều không tưởng của con tàu vũ trụ Soyuz

Đứng ở Trạm Vũ trụ quốc tế, bạn có thể nhìn thấy gì?

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên trong lịch sử Trạm Vũ trụ quốc tế đã có một kênh YouTube riêng truyền hình ảnh về Trái đất liên tục 24/7.

Dung o Trai dat, ban co the nhin thay gi ngoai vu tru?
 Trạm Vũ trụ quốc tế có tên tiếng Anh là International Space Station (viết tắt là ISS) với mô-đun đầu tiên được đưa lên quỹ đạo vào ngày 20/11/1998. Đây được coi là công trình biểu tượng cho sự đoàn kết và chia sẻ công nghệ của thế giới với hơn 17 cường quốc cùng tham gia chế tạo.
Dung o Trai dat, ban co the nhin thay gi ngoai vu tru?-Hinh-2
 Nằm ở độ cao dao động từ 150 đến 250 km so với mực nước biển và di chuyển thường xuyên với tốc độ trung bình khoảng 17.500 km/h, việc giao tiếp giữa ISS và Trái đất từng rất khó khăn trong quá khứ do những hạn chế về mặt công nghệ.

Tìm thấy cấu trúc bóng đỏ kỳ quái gần Trạm ISS

(Kiến Thức) - Một khối vật thể màu sáng đỏ kỳ quái không thể xác định danh tính xuất hiện bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS khiến nhiều người kinh ngạc. Toàn khối vật thể di chuyển chậm, nhấp nháy ánh sáng trong tầm khoảng 5 giây rồi sau đó biến mất.

Cụ thể, vào ngày 27/4/2018, thiết bị vệ tinh StreetCap 1 của Youtube có dịp khám sát qua khu vực không gian gần Trạm Vũ trụ quốc tế ISS thì bất ngờ phát hiện ra một vật thể lạ.

Đó là một khối tròn khổng lồ, màu đỏ máu. Phía sau còn kết hợp với một vệt đỏ màu nhạt hình phễu.