Vì sao quân Mông Cổ nhiều lần 'bó tay' với Đại Việt?

Một trong những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đó chính là 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông. Quân Mông Cổ vô cùng mạnh mẽ, hùng hậu nhưng tại sao dân ta lại có thể đánh bại?

Thế kỷ XIII, Mông Cổ được coi là đế chế hùng hậu khi thường xuyên đưa quân đi xâm lược, bành trướng tại nhiều nước châu Á và châu Âu.

Đương thời, mỗi lần nghe thấy bốn từ "Thiết kỵ Mông Cổ", cả đại lục Âu, Á, Phi đều không khỏi run sợ… Họ được mệnh danh là bất khả chiến bại, vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu là chiến thắng vang dội đến đó. Đội quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không thể mọc được.

"Theo sử biên niên của nước Pháp thì mối lo sợ trước quân Mông Cổ đã làm đình trệ cả sự buôn bán". Ở Đức xuất hiện bài kinh cầu nguyện "Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ của Tác-ta – Mông Cổ".

Vi sao quan Mong Co nhieu lan 'bo tay' voi Dai Viet?

Vì sao quân Mông Cổ san bằng cả châu Âu nhưng đành ‘bó tay’ với Đại Việt? - Ảnh: Minh họa internet

Ở phía Nam quân Mông Cổ chiếm Trung Quốc, Cao Ly, tấn công Nhật Bản… Một đế quốc Mông Cổ rộng mênh mông được tạo lập từ bờ biển Hắc Hải đến tận Thái Bình Dương.

Quân đội Mông Cổ với lực lượng kỵ binh thiện chiến đánh đâu thắng đấy! Nhưng cả ba lần xâm lược Đại Việt, với 1 triệu quân, thì bị đánh cho đại bại. Chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để quân lính "kéo" về Vân Nam. Toa Đô, dũng tướng khét tiếng của Mông Cổ bị rơi đầu. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt, trở thành vật tế sống ở mộ các vua Trần… Nguyên nhân nào khiến đội quân Mông Nguyên đại bại ở Việt Nam?

Trời giúp Đại Việt

Nguyên nhân cơ bản cho chiến thắng này là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo.

Ngoài ra phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước – và bảo vệ quyền lợi dòng tộc – số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ như Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản…

Bên cạnh đó, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ rất lớn vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt.

Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận.

Vi sao quan Mong Co nhieu lan 'bo tay' voi Dai Viet?-Hinh-2

Quân Mông Cổ 3 lần thất bại trước Đại Việt do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khí hậu – Ảnh: Internet

Thời tiết ở Việt Nam không thuận lợi với quân Nguyên

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn một nguyên nhân nữa vô cùng quan trọng khiến Mông Cổ phải chịu thất bại tại Đại Việt là thời tiết.

Nước ta trong mùa hè có khí hậu nóng ẩm, một loại khí hậu mà người Mông Cổ không ưa. Vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi; quân Mông Cổ không chịu nổi khí hậu này.

Quân Mông Cổ quen ở vùng khô lạnh, trong khi đi chiến đấu thường uống máu ngựa sống để tăng thêm sinh lực. Tuy nhiên ở miền Bắc Việt Nam, do khí hậu ẩm nên khi máu ngựa tuôn ra ngoài chứa đựng nhiều vi khuẩn có hại, quân Mông Cổ uống vào sinh bệnh tật, mất sức chiến đấu.

Vi sao quan Mong Co nhieu lan 'bo tay' voi Dai Viet?-Hinh-3

Đội quân Mông Nguyên thất bại nặng nề khi đánh xuống phía Nam – Ảnh: Internet

Những thất bại nặng nề từ cuộc xâm chiếm Nhật Bản của Hốt Tất Liệt

Hốt Tất Liệt hai lần có ý định xâm chiếm Nhật Bản; tuy nhiên, cả hai lần đều thất bại, người ta tin rằng thời tiết xấu hoặc các lỗi kỹ thuật trong chế tạo tàu thuyền đã phá hủy hạm đội thủy quân của ông.

Ý định xâm chiếm thứ nhất diễn ra vào năm 1274, với hạm đội gồm 900 tàu thuyền. Lần xâm chiếm thứ hai diễn ra vào năm 1281, với hạm đội có trên 1.170 thuyền chiến lớn, mỗi chiếc dài tới 73m.

David Nicolle viết trong The Mongol Warlords rằng "Những mất mát lớn cũng phải gánh chịu khi nói về số thương vong và chi phí vô ích, trong khi huyền thoại về sự bất khả chiến bại của người Mông Cổ đã bị tiêu tan trong khu vực Đông Á".

Ông cũng viết rằng Hốt Tất Liệt đã có ý định xâm chiếm lần thứ ba vào Nhật Bản, cho dù phải trả một giá đắt khủng khiếp cho nền kinh tế cũng như cho tiếng tăm của ông và của đội quân Mông Cổ thiện chiến trong 2 lần xâm lược đầu tiên và chỉ có cái chết của ông cùng sự nhất trí của các cố vấn về việc không xâm chiếm nữa mới ngăn được ý định lần thứ ba này.

3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược trong thế kỷ XIII
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần I năm 1258

Giai đoạn đầu thế kỷ XIII, quân đội Mông Cổ vô cùng hùng mạnh và hiếu chiến. Khi này, nhà nước Mông Cổ đưa ra sách lược tấn công và xâm chiếm nước Đại Việt ta để làm bước đệm thực hiện gọng kìm tiến lên phía Nam Trung Quốc để tiêu diệt Nam Tống.

Khi này, nhà Trần đã ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ để biểu lộ quyết tâm nhất quyết chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, vua quan nhà Trần còn đưa ra lệnh sắm sửa vũ khí và xây dựng quân đội, dân binh, ngày đêm tập luyện.

Vào tháng 1/1258, quân đội Mông Cổ chính thức bước vào nước ta qua đường sông Thao với 3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai đứng vị trí số 1. Tuy nhiên, đi đến Bình Lệ Nguyên thì đã bị chặn lại. Tiếp đó, quân Mông Cổ lại liên tục đánh vào Thăng Long khiến nhà Trần tạm rút khỏi đây để nhường chỗ cho kế sách " vườn không nhà trống " .

Khi này, quân đội Mông Cổ với chủ trương lấy cuộc chiến tranh nuôi cuộc chiến tranh đã rơi vào trạng thái thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Nắm bắt thời cơ này, quân đội ta đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, đánh cho địch phải rút khỏi Thăng Long chạy về nước vào ngày 29/01/1258.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

Lần xâm chiếm lần 2 bắt đầu vào tháng 12 âm lịch năm 1284 khi quân đội Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Trấn Nam vương Thoát Hoan (con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt) và A Lý Hải Nha, vượt qua biên giới và nhanh chóng chiếm được Thăng Long vào đầu tháng 1 âm lịch năm 1285 sau thắng lợi của đội quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tại Vạn Kiếp và Phả Lại (đông bắc Thăng Long).

Cùng thời gian đó, đội quân do Toa Đô chỉ huy sau khi tấn công Chiêm Thành bằng đường qua Lão Qua cũng di chuyển về phía bắc và nhanh chóng tiến tới Nghệ An vào cuối tháng 1 âm lịch,tại đây đội quân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Kiện nhanh chóng đầu hàng.

Tháng 2 âm lịch, Trần Bình Trọng đánh quân Nguyên tại bãi Đà Mạc, bị thua và bị giết. Tháng 3 âm lịch, Trần Lộng, Trần Ích Tắc và gia thuộc cũng đầu hàng quân Nguyên.

Tuy nhiên, hai vua Trần và Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã thay đổi chiến thuật từ phòng ngự sang phản công và một lần nữa đánh bại quân Mông Cổ. Tháng 4 âm lịch, tướng Trần Nhật Duật giành thắng lợi trong trận Hàm Tử (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).

Tháng 5 âm lịch, tướng Trần Quang Khải đánh bại Toa Đô tại Chương Dương (nay thuộc Hà Nội) và sau đó các vua Trần đã giành thắng lợi trong trận chiến lớn tại Tây Kết nơi Toa Đô bị giết chết. Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua Trần đuổi theo nhưng không kịp, bắt được hơn 5 vạn dư đảng đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát.

Trong khi đó, đội quân của Thoát Hoan và Lý Hằng bị Trần Hưng Đạo đánh bại tại Vạn Kiếp, phải bỏ chạy về Tư Minh. Lý Hằng bị xạ tiễn bắn chết còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát được.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3 ( 1287 đến 1288 )

Lần xâm chiếm thứ ba vào Đại Việt của quân đội nhà Nguyên diễn ra vào cuối năm 1287 và được tổ chức tốt hơn so với lần trước, với việc đưa vào lực lượng thủy quân lớn hơn và nhiều lương thực thực phẩm hơn.

Quân đội Mông Cổ, dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan, tiến tới Vạn Kiếp và hội quân tại đây với quân đội của Ô Mã Nhi và quân Nguyên cũng nhanh chóng giành được thắng lợi ban đầu rồi xuôi dòng về phía đông. Thủy quân của nhà Nguyên nhanh chóng giành được thắng lợi tại Vân Đồn (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) nhưng thuyền chở lương thực, thực phẩm nặng nề đi sau lại bị tướng Trần Khánh Dư đánh tan. Kết quả là quân Mông Cổ tại Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng.

Không có lương thực, thực phẩm tiếp tế, Thoát Hoan buộc phải rút quân khỏi Thăng Long về Vạn Kiếp. Các nhóm bộ binh của nhà Trần được lệnh tấn công quân đội Mông Cổ tại Vạn Kiếp.

Đầu tháng 3 âm lịch năm 1288 thủy quân của Ô Mã Nhi tiến tới sông Bạch Đằng để đón thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy. Một đội thủy quân nhỏ của Đại Việt ra khiêu chiến và nhanh chóng rút lui để nhử thủy quân nhà Nguyên vào bãi cọc nhọn.

Quân Nguyên trúng kế và rơi vào trận địa mai phục sẵn của Đại Việt. Hàng nghìn thuyền nhẹ của Đại Việt từ hai bên bờ nhanh chóng xuất hiện, tấn công dữ dội và đánh tan sức kháng cự từ quân Nguyên. Quân đội Mông Cổ cố gắng rút lui ra biển trong sự hoảng loạn. Bị va phải cọc, thuyền của họ bị vỡ hay mắc kẹt, nhiều thuyền bị chìm.

Quân Nguyên phải nhảy xuống sông để bơi vào bờ, bị chết đuối rất nhiều. Các tướng như Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp v.v bị bắt sống. Cùng thời gian đó, quân đội Đại Việt liên tục tấn công và đánh tan đội quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy qua Lạng Sơn. Cố gắng lần này của Hốt Tất Liệt trong việc xâm chiếm Đại Việt cũng tan thành mây khói.

Mặc dù các thất bại này đã kết thúc giấc mơ của Hốt Tất Liệt trong việc mở rộng lãnh thổ về phía nam, đặc biệt nhằm để kiểm soát con đường gia vị. Tuy nhiên trong giai đoạn 1288-1293, các quốc gia như Đại Việt, Chiêm Thành và Sukhothai đều lần lượt công nhận uy quyền tối cao của Hốt Tất Liệt để tránh xảy ra chiến tranh thêm nữa.

Điều gì làm nên sự khủng khiếp của kỵ binh Mông Cổ?

(Kiến Thức) - Có thể nói, nhờ kỹ năng du mục bẩm sinh cùng cách thức tổ chức quân đội độc đáo, kỵ binh Mông Cổ đã trở thành một thể lực quân sự khủng khiếp bậc nhất của thời trung cổ.  

Dieu gi lam nen su khung khiep cua ky binh Mong Co?
Vào thế kỷ 13, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trải dài hơn 9700 km với diện tích lên tới 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích thế giới. Để làm được điều này, họ đã xây dựng cho mình một đội kỵ binh có sức mạnh khủng khiếp
Dieu gi lam nen su khung khiep cua ky binh Mong Co?-Hinh-2
Sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ bắt nguồn từ việc người Mông Cổ vốn là dân du mục, lớn lên trên yên ngựa. Vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung là kỷ năng mà mọi nam thanh niên Mông Cổ thành thục khi đến tuổi trưởng thành.

Dự đoán ngày mới 25/11/2024 cho 12 con giáp: Mão thận trọng

Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Mão hãy thận trọng khi làm việc để tránh mắc sai sót. Trong khi đó, người tuổi Dậu ngày càng làm tốt, sự nghiệp có tiến triển.

Du doan ngay moi 25/11/2024 cho 12 con giap: Mao than trong
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/11/2024, vận thế của người tuổi Tý hãy tích cực. Tình cảm: Người tuổi Tý hãy suy nghĩ tích cực, nhận sự giúp đỡ của mọi người khi gặp chuyện không vui. Công việc: Con giáp này không ngừng cải thiện kỹ năng để hoàn thiện bản thân. Tiền bạc: Tuổi Tý hãy tìm hiểu kỹ thông tin để nắm bắt cơ hội gia tăng tài sản. 

Sự thật chiến thuật giúp quân Mông Cổ chinh phục cả thế giới

Quân đội Mông Cổ từng là nỗi khiếp sợ của cả thế giới với những cuộc chinh phạt trải dài từ Á sang Âu. 

Ngoài những yếu tố nổi tiếng như kỵ binh, ngựa, kỹ thuật bắn cung, bản tính hung bạo hiếu chiến,…thì đội quân của Thành Cát Tư Hãn còn cần đến cả những chiến thuật độc nhất vô nhị để đánh bại các đối thủ. Vậy các chiến thuật phía sau huyền thoại vó ngựa Mông Cổ là gì?

1. Quân đội Mông Cổ không hẳn chỉ có người Mông Cổ

Một sự thật mà rất ít người để ý đến đó là đội quân thiện chiến từng tung hoành khắp thế giới của người Mông Cổ lại không phải chỉ toàn người Mông Cổ. Phần lớn các kỵ sĩ du mục chiếm đa số lại là dân Turk, ngay trong thời của Thành Cát Tư Hãn thì kỵ sĩ gốc Mông Cổ cũng chỉ khoảng 23.000 người.

Su that chien thuat giup quan Mong Co chinh phuc ca the gioi

Ảnh minh họa.
2. Sử dụng cung và giáo vì bị thiếu sắt

Ở thời kỳ sơ khai của mình, quân đội Mông Cổ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp sắt để rèn vũ khí. Khó khăn này bắt nguồn từ chính sách hạn chế xuất khẩu sắt cho các bộ tộc du mục của các triều đại Trung Hoa để làm suy yếu những bộ lạc này. Thế nên ở thời kỳ đầu, bàn đạp sắt hay đao Mông Cổ chủ yếu chỉ dành cho giới quý tộc, còn lại vũ khí chủ yếu của quân đội vẫn là cung và giáo – những loại vũ khí đòi hỏi ít sắt hơn.

Su that chien thuat giup quan Mong Co chinh phuc ca the gioi-Hinh-2

3. Kỹ thuật làm cung đáng kinh ngạc được thừa hưởng từ Ba Tư và Trung Hoa

Mông Cổ kế thừa kỹ thuật chế tạo cung của người Ba Tư và Trung Hoa, sau đó đã phát triển thành công nghệ sản xuất cung riêng của mình. Vào khoảng thế kỷ 13, cung Mông Cổ đạt tầm bắn 250m và hiệu quả gấp đôi trường cung của người Anh.

4. Áo giáp da thuộc – vũ khí tối thượng của khinh kỵ Mông Cổ

Trong các cuộc chiến với trọng kỵ của châu Âu nói chung, lớp áo giáp hiệp sĩ có thể vô hiệu hóa cung tên, thế nên điểm yếu duy nhất có thể tấn công là ngựa cưỡi. Các hiệp sĩ và quân thiết kỵ vốn bị hạn chế hoạt động vì lớp áo giáp nặng rất khó để bỏ chạy một khi ngựa của họ bị hạ. Thế nên, với lớp áo giáp da thuộc thì khinh kỵ Mông Cổ vừa được che chắn tốt, vừa hoạt động linh hoạt và nhẹ nhàng hơn.

Su that chien thuat giup quan Mong Co chinh phuc ca the gioi-Hinh-3

5. Học hỏi tốt kỹ thuật công thành và sử dụng pháo từ chính người Trung Hoa

Vì thế mạnh của quân Mông Cổ chủ yếu phát huy trên chiến trường mở. Vì thế ngoài việc học hỏi cách sử dụng pháo và kỹ thuật công thành từ người Trung Hoa, quân đội Mông Cổ thường áp dụng chiến thuật bao vây, cô lập các thành trì. Quá trình này sẽ bao gồm cả việc tàn sát các cư dân xung quanh để chặn tiếp tế, bỏ đói thành đồng thời gây áp lực nên quân thủ thành. Tất nhiên, nếu thành trì nào mất kiên nhẫn mà đưa quân ra ứng cứu thì sẽ ngay lập tức phải đối đầu với quân Mông Cổ trên chiến trường.

Su that chien thuat giup quan Mong Co chinh phuc ca the gioi-Hinh-4

6. Chính sách khắt khe đối với tù binh

Su that chien thuat giup quan Mong Co chinh phuc ca the gioi-Hinh-5

Do tính chất linh động nên quân đội Mông Cổ rất ít khi giữ tù binh. Các thành trì bị đánh chiếm thường có hai sự lựa chọn, hoặc đầu hàng ngay thì sẽ được tha còn chống lại thì kết cục là tàn sát cả thành. Chính sách này vừa phục vụ cho mục đích cướp bóc, vừa tránh phải tốn lương thực không cần thiết. Hơn thế nữa, nó còn giúp đảm bảo sự an toàn cho các thương gia Mông Cổ, nhờ vậy sự giao lưu văn hóa và công nghệ với các khu vực khác cũng dễ dàng hơn. Bởi bất kỳ thành trì nào giết thương gia Mông Cổ đều bị tàn sát trả đũa.