Vì sao nguyên Phó Chủ tịch PVC trong vụ Đinh La Thăng kháng cáo?

(Kiến Thức) - Mặc dù chỉ bị tuyên mức án 6 năm tù cho tội “Cố ý làm trái” trong vụ án Đinh La Thăng, thế nhưng nguyên Phó Chủ tịch PVC Nguyễn Ngọc Quý vẫn kháng cáo vì cho rằng mức bồi thường 6 tỷ là quá cao với mình.

Sau 1 tuần kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ án “cố ý làm trái” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), đã bắt đầu có bị cáo làm đơn kháng cáo.
Người đầu tiên vừa đệ đơn kháng cáo là nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC Nguyễn Ngọc Quý bị tuyên mức án 6 năm tù giam vì tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét giảm nhẹ mức án và mức bồi thường 6 tỷ.
 
Lý do mà ông này đưa ra là, “trong quá trình công tác tại PVC, bị cáo tự nhận thấy bản thân có một phần trách nhiệm với việc chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho nên đã vô tình gây ra hậu quả, gây thiệt hại cho Nhà nước”.
Theo ông Quý, việc này có một phần lỗi xuất phát từ sự cả tin và quá chấp hành chỉ đạo của cấp trên mà không được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, khách quan.
Bị cáo phạm tội một phần do trình độ, năng lực chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính yếu kém. Bị cáo đã thật sự nhận ra những sai sót của bản thân và ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Hơn nữa, bị cáo tuổi đã cao, sức khỏe không tốt, nhiều bệnh tật... nên làm đơn kháng cáo xin Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt để có thể trở về với gia đình và sửa chữa những hành vi sai phạm đã gây ra.
Theo bản án sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý mặc dù biết rõ việc ký hợp đồng EPC số 33 ngày 28/2/2011 là chưa đủ cơ sở, thiếu căn cứ pháp lý, chưa có hồ sơ yêu cầu, biên bản thương thảo hợp đồng… nhưng vẫn ký nghị quyết thông qua nội dung hợp đồng EPC số 33; cho chủ trương và chỉ đạo Ban Tổng giám đốc PVC xin tạm ứng tiền và chỉ đạo sử dụng tiền tạm ứng này sai mục đích.

Vụ án ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh tại PVN, PVC chưa dừng lại?

Trong phần tuyên án tại phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ những sai phạm khác để xử lý theo quy định pháp luật.

Hôm qua, HĐXX đưa ra phán quyết dành cho bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại PVN và PVC.

Ông Đinh La Thăng lĩnh án 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân

(Kiến Thức) - TAND TP Hà Nội sáng nay đã tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù tội cố ý làm trái, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nhận tổng hình phạt chung thân cho hai tội danh gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau 5 ngày nghị án, TAND TP Hà Nội sáng nay đã tuyên án các bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Bị cáo Đinh La Thăng. Nguồn ảnh: TTXVN
 Bị cáo Đinh La Thăng. Nguồn ảnh: TTXVN

Bị cáo nào trong vụ Đinh La Thăng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt?

(Kiến Thức) - Một số bị cáo trong vụ Đinh La Thăng đã được đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt và không bồi thường liên đới số tiền thiệt hại hơn 119,8 tỷ đồng trong vụ án.

Chiều ngày 15/1, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm tiếp tục diễn ra. Một lần nữa, đại diện VKS khẳng định đây là một vụ án phức tạp, hành vi sai phạm trước của các bị cáo đã dẫn đến hành vi sai phạm sau.