Vụ án ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh tại PVN, PVC chưa dừng lại?

Trong phần tuyên án tại phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ những sai phạm khác để xử lý theo quy định pháp luật.

Hôm qua, HĐXX đưa ra phán quyết dành cho bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại PVN và PVC.
HĐXX cho rằng, đây là vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo hầu hết giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý khai thác dầu khí - nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia và giao thực hiện những dự án, công trình trọng điểm của đất nước, trong đó có dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa. Ảnh: TTXVN.
Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, lợi dụng vị thế, tính đặc thù cũng như nhiều ưu đãi khác của Nhà nước đối với PVN, vì những động cơ khác nhau, mà các bị cáo, đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, làm trái các quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu, về ký hết hợp đồng, về tạm ứng vốn, về sử dụng vốn tạm ứng, gây thiệt hại cho PVN số tiền đặc biệt lớn và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Đối với hành vi tham ô tài sản, các bị cáo mà đứng đầu là bị cáo Trịnh Xuân Thanh, người đại diện phần vốn góp của PVN tại PVC đã câu kết với nhau và với doanh nghiệp bên ngoài lập hồ sơ, quyết toán khống để chiếm đoạt số tiền rất lớn của chính PVC.
Hậu quả của vụ án là hết sức nghiêm trọng. Số tiền thiệt hại hơn 119 tỷ đồng và hơn 13 tỷ đồng tham ô chưa nói hết được tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ án.
Ngoài việc gây thiệt hại ban đầu xác định được, việc làm trên của các bị cáo đã làm chậm tiến độ dự án, làm đội vốn đầu tư; khi có vốn tạm ứng thì sử dụng tùy tiện, trái nguyên tắc, gây thất thoát lớn vốn Nhà nước mà ở vụ án này, do điều kiện thời hạn về tố tụng nên chưa kịp làm rõ.
Theo HĐXX, không những bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ, lãnh đạo chủ chốt từ Tập đoàn tới các đơn vị thành viên của PVN bị xử lý. Tổn thất đáng kể nhất là trong đó có nhiều chuyên gia, nhiều người đã từng là nhà khoa học trong ngành dầu khí, nhiều người cũng từ đây mà tha hóa, biến chất, như Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.
Tiếp tục làm rõ những sai phạm
HĐXX kiến nghị: Theo công văn báo cáo của PVC, đơn vị này đã thu hồi tiền tạm ứng dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Đến ngày 10/1/2018, PVC đã thu hồi hơn 1.240 tỷ đồng tiền gồm nguồn vốn tăng vốn điều lệ (317 tỷ đồng), nguồn thoái vốn thu hồi từ dự án khác (514 tỷ đồng) và chi phí quản lý phục vụ dự án (409 tỷ đồng).
Như vậy, PVC đã dùng những nguồn tiền khác để bù đắp vào khoản tiền tạm ứng chi trái phép. Còn khoản tiền chi trái mục đích chưa được thu hồi.
HĐXX tiếp tục kiến nghị làm rõ việc sử dụng khoản tiền 1.115 tỷ đồng sai mục đích từ dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để xử lý theo quy định pháp luật.
Mặc dù PVC không đủ năng lực tài chính, chuyên môn nhưng ngoài tổng thầu dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, PVC còn được chỉ định thầu xây dựng một số dự án lớn khác như dự án Ethanol Phú Thọ, Xơ sợi Đình Vũ, và cho đến nay, Chính phủ đã xác định làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tại các dự án này.
HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an làm rõ việc thất thoát này để xử lý theo quy định pháp luật.
Đối với việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và một số sai phạm khác tại PVN, PVC, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.

Sai phạm “khủng” tại Tập đoàn Than-Khoáng sản VN: Cá nhân nào bị “sờ gáy“?

(Kiến Thức) - Tổng số tiền qua thanh tra phát hiện tại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam có sai phạm, cần kiến nghị xử lý 14.882,409 tỷ đồng và gần 6,7 triệu m2 nhà, đất.

Ngày 16/1/2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Thông báo Kết luận số 84/TB-TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị thành viên giai đoạn 2010-2015. Thông báo kết luận này chính là kết luận số 2810/KL- TTCP.
Theo kết luận số 2810, TTCP cho rằng, hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc TKV ban hành các cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phù hợp thực tế và quy định.

Yêu cầu khắc phục hậu quả sập cầu Long Kiển trong 10 ngày

Phó Chủ tịch TP.HCM yêu cầu khắc phục vụ sập cầu Long Kiển trong vòng 10 ngày, tức là đến 31/1 phải xong để phục vụ đi lại cho người dân trong cuộc thị sát vào chiều hôm qua.

Chiều 22/1, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch TP.HCM đã đến thị sát hiện trường và chỉ đạo các đơn vị rốt ráo khắc phục, sửa chữa lại cầu Long Kiển bị sập vào tối 19/1.

Báo cáo phương án và tiến độ hoàn thành công tác khắc phục hậu quả vụ sập cầu Long Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè), ông Bùi Xuân Cường – Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Sở đã giao nhiệm vụ cho Công ty quản lý cầu phà Sài Gòn và trường Đại học GTVT TP.HCM tiến hành khảo sát, lên phương án khắc phục và cam kết hoàn thành trong 10 ngày, tức đến ngày 31/1 phải xong".