Vì sao người cao tuổi dễ nhiễm COVID-19 và tỷ lệ tử vong cao

(Kiến Thức) - Cơ quan y tế Trung Quốc nghiên cứu chi tiết hơn 72.000 ca chẩn đoán liên quan đến dịch bệnh virus corona và nhận thấy người cao tuổi nhiễm COVID-19 là nhóm có tỷ lệ tử vong cao đáng lo ngại.

Theo WHO phân tích về tình hình dịch bệnh do nhiễm COVID-19 cho thấy, ở người già và những người mắc bệnh nội khoa từ trước (như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim) dường như dễ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm virus, nguy cơ tử vong cao hơn. Vì vậy, cần chủ động phòng nhiễm COVID-19 đối với người cao tuổi (NCT) là vô cùng quan trọng.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc, đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất của COVID-19 là người trên 80 tuổi, với tỷ lệ ca tử vong trên ca nhiễm lên đến 14,8%. Tỷ lệ tử vong cũng tăng dần theo các nhóm tuổi với chỉ số lần lượt là: 0,4% cho nhóm từ 40-49 tuổi; 1,3% cho nhóm từ 50-59; 3,6% cho nhóm từ 60-69 tuổi; và 8% cho nhóm từ 70-79 tuổi.
Vi sao nguoi cao tuoi de nhiem COVID-19 va ty le tu vong cao
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho người cao tuổi tại một trung tâm cách ly nghi ngờ nhiễm COVID-19 ở tỉnh Hồ Bắc. 
Còn các nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo NCT, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường không nên đi lễ hội hay đến những nơi đông người.
Về vấn đề này, theo PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) nhấn mạnh, chúng ta chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh. nhiễm COVID-19 lây truyền chủ yếu qua 3 phương thức: Lây qua không khí (tiếp xúc với dịch tiết ra từ những người ho, hắt hơi, sổ mũi); lây trực tiếp (khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thậm chí bị lây khi bắt tay người bệnh mà không thực hành các biện pháp phòng vệ và lây truyền khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng... “Như vậy, có thể khẳng định về mức độ nguy hiểm của nhiễm COVID-19 là rất cao và NCT là đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả”, ông Phu nói.
Lý giải tình trạng vì sao người già mắc COVID-19 dễ tử vong, ông Phu cho biết, người già có sức đề kháng yếu, hay mắc bệnh nền, có những bệnh mãn tính…
Đồng quan điểm này, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh, thời tiết lạnh hoặc ẩm là môi trường thích hợp cho các loại virus phát triển và tấn công gây bệnh. Hai đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất là người cao tuổi và trẻ em do có sức đề kháng kém hơn.
Giải thích về vấn đề người cao tuổi nhiễm bệnh dễ bị nặng hơn, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho hay, nguyên nhân là người cao tuổi thường có bệnh nền mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, khớp, loãng xương...
Trong khi đó, TS Trần Quang Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa T.Ư cho biết, theo thống kê mới về dịch bệnh COVID-19 gần đây, nhóm NCT nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ tử vong cũng cao. Bởi theo nghiên cứu của Viện Lão khoa, NCT là nhóm có đa bệnh lý. Các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh xương khớp, phổi mãn tính. Chính vì vậy, sức đề kháng của NCT giảm hơn so với các nhóm tuổi khác. Nếu NCT bị nhiễm, COVID-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, do đó bệnh nhân rất dễ tử vong. Thống kê cho thấy, chiếm tỷ lệ đến 80% bệnh nhân COVID-19 tử vong ở Vũ Hán là NCT.

Video "Khẩu trang vải có phòng được virus Corona không?". Nguồn: VTC Now.

Để tăng sức đề kháng phòng chống mọi loại virus gây bệnh, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh nhấn mạnh, người cao tuổi nên tăng cường uống nhiều nước, nhất là khi thời tiết lạnh dù không có cảm giác khát và ngại đi vệ sinh. Trong mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm hoặc trà ấm tại các vị trí thuận lợi và thường xuyên nhắc người cao tuổi uống nước định kỳ ngay cả khi không khát. Có thể uống nước lọc, nước trà, nước hoa quả để tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó, việc rửa tay thường xuyên với xà phòng vừa giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn, virus, vừa dễ thực hiện, không tốn kém mà hiệu quả cao.
Những người đang mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson... cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

Cập nhật ngày 20/2: Số ca nhiễm Covid-19 mới tại Hồ Bắc giảm mạnh

Ngày 20/2, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thông báo, có 349 ca nhiễm mới bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) tại tỉnh tâm dịch này trong ngày 19/2, giảm mạnh so với con số 1.693 ca nhiễm mới của một ngày trước đó.v

Cap nhat ngay 20/2: So ca nhiem Covid-19 moi tai Ho Bac giam manh
 Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng. Số ca nhiễm mới virus corona tại Hồ Bắc giảm mạnh trong ngày 19/2. (Nguồn: AFP)

Dịch corona ngày 14/2: Ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng, Hà Nội cách ly 28 người nghi mắc

(Kiến Thức) - Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Y tế Hồ Bắc - tâm chấn dịch Covid-19 vào sáng 14/2, đã có thêm 116 người chết và 4.823 trường hợp nhiễm covid-19. Trong khi đó, Hà Nội đang cách ly 28 người nghi nhiễm Covid-19.

Tính đến sáng ngày 14/2, toàn thế giới hiện có 65.247 trường hợp nhiễm bệnh, 1.489 người chết (3 ca tử vong ngoài Trung Quốc đại lục là 1 người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, 1 người đàn ông ở Hong Kong và 1 cụ bà trong độ tuổi 80 ở Nhật Bản).
Trong ngày 13/2 , Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết, địa phương ghi nhận thêm 4.823 ca nhiễm Covid-19 và 116 người tử vong do dịch bệnh này,