Vì sao lợi nhuận VietBank quý 3 đột biến, nợ xấu tiếp tục tăng?

(Vietnamdaily) - Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của VietBank tăng 65% so cùng kỳ khi đạt 2.113 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 653 tỷ, gần gấp đôi cùng kỳ.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, VBB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với nguồn thu chính tăng mạnh 144% so cùng kỳ, lên mức 852 tỷ đồng. 
Theo VietBank, ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng từ quý 3/2024 và cải thiện chi phí huy động vốn nên thu nhập lãi thuần tăng. 
Các nguồn thu ngoài lãi lại ghi nhận sự biến động tăng giảm khác nhau. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 42% lên 46 tỷ đồng từ nguồn dịch vụ ngân hàng số.
Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 27% về còn 18,5 tỷ đồng do tỷ giá thị trường biến động không thuận lợi.
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư lao dốc 81% xuống vỏn vẹn 1,9 tỷ đồng do diễn biến lãi suất trên thị trường không thuận lợi nên ngân hàng thực hiện giữ ổn định danh mục trong thời gian còn lại của năm.
Đặc biệt lãi thuần từ hoạt động khác âm hơn 2,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn dương 658 triệu đồng, do sụt giảm các khoản thu nợ đã xử lý rủi ro.
Kỳ này, VietBank tăng vọt chi phí dự phòng tới 551% lên 132 tỷ đồng do tăng trích lập dự phòng chung (dư nợ tăng) và đồng thời ngân hàng tăng chi phí trích lập dự phòng cụ thể nhằm tạo bộ đệm dự phòng vững chắc, nâng cao chất lượng tài sản. 
Dù vậy, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt mức khả quan 327 tỷ đồng, gấp 8,4 lần cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của VietBank tăng 65% so cùng kỳ khi đạt 2.113 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 653 tỷ, gần gấp đôi cùng kỳ.
Vi sao loi nhuan VietBank quy 3 dot bien, no xau tiep tuc tang?
 
Tại thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản có của VietBank tăng 9,9% so đầu năm, lên mức 151.957 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 80% xuống còn 1.849 tỷ đồng; Cho vay khách hàng tăng khả quan 13,8% lên 91.953 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, tiền gửi của khách hàng chiếm 91.497 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,6% so đầu năm. 
Về chất lượng tài sản, tại thời điểm cuối tháng 9/2024, nợ xấu của VietBank tiếp tục tăng mạnh 46% so đầu năm, lên mức 3.031 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng nhẹ 20% lên 1.710 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ gấp 3,2 lần lên 807 tỷ đồng; Nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng 29% lên 513 tỷ đồng. 
Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 2,56% của đầu năm lên 3,3%, nhưng giảm so mức 3,44% của tại thời điểm cuối quý 2 vừa qua. 
Vi sao loi nhuan VietBank quy 3 dot bien, no xau tiep tuc tang?-Hinh-2
 

VietBank báo lãi 6 tháng tăng nhưng nợ xấu vọt lên 3,44%, dòng tiền âm

(Vietnamdaily) - Mặc dù lợi nhuận 6 tháng của VietBank tăng trưởng 11% nhưng lưu chuyển tiền thuần lại âm và nợ xấu tăng mạnh.

Trong quý 2/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) ghi nhận nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần tăng mạnh 84% so cùng kỳ khi đạt 811 tỷ đồng do ngân hàng đẩy mạnh tín dụng và cải thiện huy động vốn.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng ghi nhận sự biến động khác nhau. Trong đó thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 25,5% lên gần 30 tỷ đồng nhờ nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng số.

Hoa Lâm đang sở hữu bao nhiêu vốn tại VietBank?

(Vietnamdaily) - Chủ tịch HĐQT Dương Nhất Nguyên và những người có liên quan trong gia đình là nhóm cổ đông nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn nhất, với 11,89% vốn VietBank.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) vừa công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn trở lên và ghi nhận có 39 cổ đông với nhiều cái tên quen thuộc.

Có 15 cổ đông tổ chức và 10 cổ đông cá nhân nắm trên 1% vốn điều lệ của VietBank.

Hoa Lam dang so huu bao nhieu von tai VietBank?
 

Trong đó, Chủ tịch HĐQT Dương Nhất Nguyên và những người có liên quan trong gia đình là nhóm cổ đông nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn nhất, với 11,89% vốn VietBank.

Riêng ông Dương Nhất Nguyên sở hữu hơn 27,89 triệu cổ phiếu VBB, tương ứng 4,88% vốn, còn cha ông Nguyên là ông Dương Ngọc Hòa nắm 3,81% vốn, tương đương hơn 21,74 triệu cổ phiếu. Còn bà Trần Thị Lâm, mẹ ông Nguyên chỉ còn nắm 0,02% vốn tại VietBank.

Đồng thời, hai em gái của ông Nguyên là bà Dương Mai Anh, Dương Bảo Anh cũng nắm lần lượt 1,76% và 1,42% vốn VietBank.

Ngoài ra, tổ chức có liên quan đến gia đình bà Trần Thị Lâm là CTCP Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm cũng đang sở hữu 4,52% vốn VietBank; CTCP Đầu tư Xây dựng Hoa Lâm nắm 3,45%...

Ngoài ra, còn những cái tên tổ chức khác như CTCP Xây dựng Halim, Công ty TNHH Phan Hoài Hiệp, Công ty TNHH Bất động sản Nguyên Khang, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Đông Hải, CTCP Đầu tư Phú Trí và Công ty TNHH Vũ Quang Dung, Công ty TNHH Sỹ Phát.

Trong dàn lãnh đạo của VietBank, ngoài Chủ tịch Dương Nhất Nguyên, còn có Thành viên HĐQT Lưu Thị Hương Giang nắm 1,2% vốn, còn lại hầu hết đều không nắm giữ cổ phiếu nào.

MWG: Hàng tồn kho gần 22.000 tỷ đồng, tiền mặt giảm mạnh

(Vietnamdaily) - Riêng tháng 9, doanh thu của tập đoàn đạt khoảng 11.800 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và nhích thêm 3% so với tháng 8, ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu năm 2022. 

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với tổng doanh thu đạt 99.767 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023 và hoàn thành 80% kế hoạch năm (125.000 tỷ đồng).

Riêng tháng 9, doanh thu của tập đoàn đạt khoảng 11.800 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và nhích thêm 3% so với tháng 8, ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.

Lãi ròng quý 4 gần 806 tỷ đồng, cao gấp gần 21 lần so với mức nền thấp cùng kỳ năm 2023. Khoản lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt giá trị 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với nền thấp cùng kỳ 2023.

Xét theo mảng kinh doanh, chuỗi Thế giới Di động (bao gồm Topzone) và Điện Máy Xanh đạt doanh thu tổng cộng 66.700 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong tháng 9, MWG thu khoảng 7.800 tỷ đồng từ các sản phẩm điện thoại, máy tính, điện máy, tăng 8% so với cùng kỳ và tăng gần 4% so với tháng trước.

Nguồn: MWG.
 Nguồn: MWG.

Theo MWG, doanh số tích cực trong tháng của chuỗi, chỉ sau mùa cao điểm máy lạnh, phần lớn nhờ sản phẩm iPhone khi doanh số iPhone tháng 9 tăng hơn 50% so với tháng 8 sau vài ngày mở bán sản phẩm mới. Ngoài ra, ngành hàng máy tính xách tay duy trì tăng trưởng ổn định theo tháng trong mùa tựu trường, cùng với ngành máy giặt tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn mưa nhiều.

Tính đến cuối tháng 9, MWG có 1.023 cửa hàng Thế giới Di động (bao gồm Topzone), giữ nguyên so với cuối tháng 8. Trong khi đó, chuỗi Điện Máy Xanh giảm 1 điểm bán, còn 2.030 cửa hàng.

Chuỗi nhà thuốc An Khang vẫn duy trì 326 cửa hàng, không thay đổi so với tháng trước. Chuỗi điện máy tại thị trường Indonesia, Erablue, tiếp tục mở rộng với 76 điểm bán, tăng 5 điểm so với cuối tháng 8.

Đối với chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh, doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 30.300 tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Riêng tháng 9, doanh thu gần 3.600 tỷ đồng, tương đương tháng trước. Các ngành hàng tươi sống và FMCG đều duy trì tăng trưởng ổn định, với doanh thu bình quân tháng 9 đạt 2,1 tỷ đồng/cửa hàng.

Đây là tháng thứ 4 liên tiếp doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt mức này, trong bối cảnh quy mô liên tục mở rộng. Số lượng cửa hàng cuối tháng 9 đạt 1.726, tăng 5 so với cuối tháng trước.

Tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản 66.900 tỷ đồng, tăng 6.800 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi của công ty là 19.765 tỷ đồng. Con số này giảm gần 2.000 tỷ đồng so với số đầu năm và tăng 1.700 tỷ so với cuối quý 3/2024.

Thay vào đó, MWG sử dụng hơn 11.536 tỷ đồng, tăng 9.000 tỷ so với đầu năm đem đi đầu tư trái phiếu và các khoản đầu tư khác kỳ hạn dưới một năm, hưởng lãi suất áp dụng. Trong quý 3/2024, MWG đã lãi hơn 300 tỷ đồng nhờ đầu tư trái phiếu. Lũy kế 9 tháng, MWG lãi tổng cộng hơn 410 tỷ đồng nhờ đầu tư trái phiếu.

Khoản mục chiếm phần lớn nhất trong tài sản của MWG (33%) là hàng tồn kho, ở mức 21.853 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn là 7.355 tỷ đồng.