Vì sao "khuyết" hàng loạt vị trí bí thư, chủ tịch huyện ở Quảng Ngãi?

Hàng loạt ghế lãnh đạo cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi đang bị bỏ trống, dẫn đến ách tắc hàng loạt thủ tục hành chính.

Vi sao
Đại hội Đảng bộ huyện Tư Nghĩa, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức ngày 23/7, nhưng đến nay vẫn chưa có chức danh chủ tịch huyện 
Mới đây, tại cuộc giao ban báo chí định kỳ tháng 9, ông Võ Văn Hào, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, công tác bổ nhiệm cán bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở thực hiện dồn dập trước Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi là chưa có trong tiền lệ. Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa công bố quyết định về việc điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ định giữ chức Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành, Bí thư Huyện ủy Mộ Đức (nhiệm kỳ 2020-2025). Tuy nhiên tại nhiều địa phương còn khuyết vị trí chủ tịch, phó chủ tịch.
Vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi có tới 60 cán bộ, lãnh đạo xin nghỉ hưu trước tuổi, do không đủ tuổi tái cử (trong đó có 3 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và 1 Tỉnh ủy viên, nguyên chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi). Đại hội Đảng bộ thành phố Quảng Ngãi đã hoàn thành nhưng còn trống chức danh chủ tịch lẫn bí thư; các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Ba Tơ chưa bầu được chức danh chủ tịch; huyện Bình Sơn còn thiếu 2 phó chủ tịch.
Do khuyết vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, vì vậy có nhiều văn bản không thể ký duyệt, do thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND huyện. Từ đó, vấn đề giải quyết các thủ tục hành chính gây ra nhiều vướng mắc.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết: Do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng bị xử lý kỷ luật và xin nghỉ hưu sớm, vì vậy từ ngày 2/7 đến 14/9, Quảng Ngãi không có chủ tịch UBND tỉnh nên công tác cán bộ và vấn đề xử phạt bị ách tắc. Chủ trương về nhân sự cấp huyện, thành phố đã có nhưng khi thiếu chủ tịch tỉnh thì không ai ký chuẩn y, đành phải dừng lại chờ.
Ngày 15/9, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII tổ chức kỳ họp thứ 20, tiến hành bầu ông Đặng Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi vào chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Theo lý giải của ông Lữ Ngọc Bình, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi, công tác cán bộ là công tác của Đảng cần phải thực hiện theo nguyên tắc, quy trình. Quảng Ngãi đã chuẩn bị đủ nhân sự, không thiếu, nhưng vẫn vướng ở quy định là sau khi bầu lãnh đạo UBND huyện thì trong vòng 10 ngày phải trình báo cáo lên chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn. Tình huống pháp lý như vậy, tuy nhiên do khuyết chủ tịch UBND tỉnh nên về mặt pháp lý là chưa bầu các vị trí lãnh đạo UBND huyện. “Bầu xong chủ tịch UBND tỉnh sẽ lấp được nhiều chỗ khuyết”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, HĐND tỉnh vừa bầu ông Đặng Văn Minh làm Chủ tịch UBND tỉnh. Có chủ tịch UBND tỉnh rồi thì các vị trí chủ chốt ở UBND cấp huyện sẽ sớm được hoàn thiện.

Hải Phòng: Giám đốc gửi đơn “thôi chức”, mong xuống làm nhân viên

(Kiến Thức) - Bác sĩ Đào Mạnh Khoa, Giám đốc Trung tâm da liễu Hải Phòng – người có nhiều thành tích và được lãnh đạo sở Y tế Hải Phòng đánh giá cao bất ngờ có đơn xin “thôi chức” và xin được xuống làm chuyên môn.

Vừa qua, sự việc Bác sĩ Đào Mạnh Khoa, Giám đốc Trung tâm da liễu Hải Phòng làm đơn xin thôi chức Giám đốc khiến nhiều người ngạc nhiên.

Đà Nẵng đồng loạt thi tuyển hiệu trưởng, hiệu phó

Tại TP Đà Nẵng, việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo nhà trường đều phải qua thi tuyển công khai.

Việc tổ chức thi tuyển công khai ở trường tiểu học, THCS tại các quận huyện của TP Đà Nẵng để chọn hiệu trưởng, hiệu phó là một bước đột phá công khai chọn người có thực tài. Thi tuyển minh bạch phần nào gạt bỏ được bớt nạn “chạy chọt” vốn âm ỉ lâu nay trong việc bổ nhiệm theo cách truyền thống.

Tuổi trẻ, tài năng và sự minh bạch trong bổ nhiệm cán bộ

(Kiến Thức) - Bổ nhiệm cán bộ trẻ là một sự đột phá trong khâu tổ chức cán bộ nhằm chấm dứt tình trạng sống lâu lên lão làng.

Xã hội muốn phát triển, trong rất nhiều yếu tố có một điều hết sức quan trọng, đó là trọng dụng hiền tài.
Thời phong kiến, các đấng minh quân đều quan tâm đến việc chiêu hiền đãi sĩ, nhờ thế mà xã hội phát triển, đất nước thịnh trị.