Vì sao không đi ăn uống quá đông người?

Xét cho cùng, bản chất của giao tiếp là sự cộng hưởng về cảm xúc, chứ không phải là những màn trình diễn đông đúc náo nhiệt.

Mấy ngày trước, tôi hẹn ăn với một người bạn lâu ngày không gặp. Nói về những thay đổi trong mấy năm qua, cô ấy bảo từ sau khi bước qua tuổi 40, rất ít khi tham gia những buổi tụ tập ăn uống đông người. Thường thì ăn chẳng ngon, lại còn phải trò chuyện với những người xung quanh, xong một bữa mà thấy mệt mỏi từ trong ra ngoài.

Những năm gần đây, có lẽ do tuổi tác ngày càng lớn, cảm giác này ngày càng phổ biến. Nếu không phải là những tiệc truyền thống như cưới hỏi ma chay, thì xung quanh cũng ít ai muốn tham gia những bữa ăn chẳng liên quan gì đến mình. Bởi lẽ, giữa một bữa tiệc đông đúc, cũng không thể sưởi ấm được nỗi cô đơn trong lòng; tiếng cụng ly vang lên giòn giã, cũng không đánh thức được sự dịu dàng nơi đáy tim.

Đến tuổi trung niên mới hiểu, điều kiêng kỵ nhất trong giao tiếp xã hội, chính là mời một nhóm đông người đi ăn uống.

01. Những bữa tiệc tưởng như náo nhiệt, cuối cùng lại tàn trong lặng lẽ

Khi còn học đại học, tôi quen biết một người bạn rất thích tham gia các buổi tụ tập ăn uống, thường xuyên uống rượu đến tận khuya, rồi về ký túc xá trong trạng thái cơ thể khó chịu. Chúng tôi đều khuyên cậu ấy không nên coi thường sức khỏe, có thể uống ít thì nên uống ít thôi. Nhưng cậu ấy lại nghĩ, đó là cơ hội tốt nhất để mở rộng các mối quan hệ.

Năm đó, cậu ấy quả thật cũng rất nổi bật trong hội sinh viên, đến năm ba được bầu làm phó chủ tịch. Cậu ấy cũng thường mời các đàn em khóa dưới cùng những người quen trong trường đi ăn, mỗi lần đều là một bàn đông đúc, không khí náo nhiệt. Nhưng điều cậu ấy không biết là: năm ấy mọi người đồng ý nhận lời mời, hoặc là để tiết kiệm một bữa ăn, hoặc là thấy người khác đều đi, mình không đi thì ngại. Không có mấy người thực sự ghi nhớ điều tốt mà cậu ấy làm, cũng chẳng có bao nhiêu người thật lòng đối đãi với cậu ấy. Trớ trêu hơn là, đến năm tư hội sinh viên thay đổi nhân sự, một thế hệ trẻ mới được đưa vào, vì phải lo tìm việc làm, cậu ấy buộc phải từ bỏ chức vụ trong hội. Kể từ ngày hôm đó, những bạn học từng tỏ vẻ ngưỡng mộ cậu cũng bắt đầu tỏ ra hờ hững.

Còn cậu ấy thì sao? Cuối cùng mới nhận ra rằng, chẳng qua chỉ là khi tìm thực tập có nhiều hơn người khác một hai cơ hội, nhưng việc có được giữ lại hay không, vẫn là dựa vào năng lực của bản thân. Mà những khoảng thời gian để ăn uống cùng người khác, lại trùng hợp chính là thời gian quý giá nhất để nâng cao bản thân.

Khi còn trẻ, chúng ta luôn cho rằng, thêm vài lần cụng ly nơi bàn tiệc thì sẽ có thêm vài phần bảo đảm, cha mẹ cũng hay dặn: "Thêm một người bạn, thêm một con đường." Nhưng chỉ khi đã trải qua rồi mới hiểu: bàn tiệc đầy ắp rượu thịt, phần nhiều là nịnh hót tâng bốc; không ít người chỉ giỏi nói vài câu cho hay, cái gọi là tình cảm, cũng chỉ tồn tại trong chốc lát trên bàn rượu.

Giống như câu nói của Tào Tuyết Cần trong "Hồng Lâu Mộng": "Người đông miệng lắm, lại hóa ra vô vị." Những nơi tưởng như náo nhiệt, thật ra chẳng có mấy mối quan hệ chân thành.

Rất nhiều bữa ăn của người trưởng thành, chỉ là màn trình diễn xã giao bên ngoài - tiệc tan, tình người cũng nhạt.

02. Điều quan trọng không nằm ở "ăn", mà nằm ở "cuộc chơi"

Cách đây vài ngày, có một chủ đề khiến nhiều người đồng cảm: trong danh bạ điện thoại của người hiện đại có thể có đến cả nghìn liên hệ, nhưng thực sự có thể gọi vào lúc nửa đêm, cũng chỉ có dăm ba người.

Ngẫm kỹ lại, quả thực là như vậy. Những buổi ăn như vậy chẳng khác nào bữa cơm tập thể, mọi người chỉ nói những câu chuyện vô thưởng vô phạt, hoàn toàn không đi vào chiều sâu hay đem lại bất kỳ cảm hứng nào.

Tất nhiên cũng có những bữa tiệc mang tính nghi thức hơn, nhưng những ai được mời cùng bàn trong những dịp đó, phía sau đều là sự trao đổi lợi ích hoặc tình cảm qua lại.

Bề ngoài là ăn uống rượu chè, nhưng thực chất là một cuộc hoán đổi tài nguyên; mỗi người trên bàn tiệc đều có toan tính riêng, cũng có mục đích riêng muốn đạt được. Nhiều khi, những người được gọi thêm vào bàn tiệc chỉ là để cho "đủ mâm đủ số". Nhìn qua tưởng như đã quen mặt biết tên, nhưng khi thực sự cần giúp đỡ, mới phát hiện rằng trong danh bạ hàng nghìn người kia, chỉ dựa vào "gặp mặt một lần" thì chẳng tìm được ai.

Huống chi là những bữa tiệc thương mại mười mấy người tham dự, nhìn thì có vẻ náo nhiệt với tiếng cụng ly, trao đổi danh thiếp, nhưng thực chất chỉ là vài câu khách sáo sáo rỗng, mối quan hệ chỉ dừng lại ở mức gật đầu chào xã giao.

Dữ liệu trong "Báo cáo khảo sát quan hệ xã hội tại Trung Quốc" cho thấy: Trong nhóm tuổi từ 45 đến 55, có tới 68% người cho rằng những "mối quan hệ xã giao vô nghĩa" là thứ tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Mà những mối xã giao vô nghĩa ấy, phần lớn đều ẩn mình trong những bữa tiệc không có chút giá trị nào.

Khi bàn ăn đầy người chỉ biết gật đầu xã giao, và những lời khách sáo lượn lờ giữa những lần cụng ly, bạn sẽ hiểu rằng - bữa tiệc đó hoàn toàn vô nghĩa. Với người mời, đó là sự lãng phí tiền bạc và tâm sức chuẩn bị. Còn với người được mời, đó là sự lãng phí thời gian, mà ngay cả món ăn cũng không hợp khẩu vị.

Những bữa tiệc tưởng chừng là nơi nâng cao quan hệ, thật ra lại là một kiểu xã giao tiêu hao cao độ nhưng không hiệu quả.

03. Bữa tiệc của người trung niên, không nằm trên bàn rượu

Một người bạn từng kể một câu chuyện, rằng anh ấy từng gặp một bữa tiệc kém tinh tế nhất nơi công sở. Người mời anh ăn tối là một đồng nghiệp mới vào làm chưa bao lâu. Về sau mới biết, không chỉ mời riêng anh, đối phương còn tự ý rủ thêm vài đồng nghiệp khác mà không hề thông báo trước.

Kết quả thì sao? Khi mọi người biết chuyện, có người lấy lý do bận việc để từ chối trước, có người trả lời cho qua là "đến lúc đó tính", thậm chí có người vừa đến cửa đã viện cớ rồi rời đi.

Cuối cùng, không một ai thực sự có mặt trong bữa tiệc đó.

Anh ấy nói với tôi: thời đại bây giờ, nhiều bữa ăn đều có mục đích phía sau. Nếu không trao đổi rõ ràng trước mà cứ tùy tiện rủ cả một bàn người đi ăn, sẽ khiến người ta rất khó chịu.

Ai cũng đã đủ mệt mỏi sau những ngày tất bật ngoài xã hội, chẳng ai thực sự thiếu một bữa cơm cả. Bữa ăn đông người, với chúng ta, ăn không ngon, nói chuyện cũng không thoải mái, vì thế nhiều người không muốn tốn thời gian để xã giao nữa.

Từng xem một cuộc phỏng vấn của diễn viên hài nổi tiếng Quách Đức Cương, anh nói rằng hiện nay bản thân rất ít khi qua lại với người xung quanh, thông thường cũng không đi dự tiệc.

"Loại tiệc tùng xa hoa, ngồi cả bàn đầy người, tôi không chịu nổi." Trong mắt anh, những cuộc xã giao kiểu đó chỉ khiến tinh thần kiệt quệ.

Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu về hạnh phúc kéo dài suốt 85 năm, kết quả cho thấy: khi bước vào tuổi trung niên, bạn bè không phải càng nhiều càng tốt. Những người trung niên có từ 3–5 người bạn thân, thì sức khỏe lúc về già tốt hơn 37% so với người có mạng lưới xã giao rộng.

Điều này khiến tôi nhớ đến quán rượu nhỏ trong văn chương của Uông Tăng Kỳ - nơi chỉ có vài người bạn thân, ngồi trò chuyện bên đĩa lạc rang, thời gian dường như ngừng trôi. Bởi lẽ, khoảnh khắc thực sự thấu hiểu và sẻ chia, chưa từng nằm trên bàn xoay đông đúc, mà nằm trong sự cảm thông và bao dung giữa những người bạn.

Chỉ khi giản lược các mối quan hệ, ta mới có thể nghe thấy tiếng vọng của tâm hồn.

Có người từng nói: Cả đời người, người có thể thật lòng sẻ chia chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Vì vậy, nếu lần sau bạn định mời ai đó ăn uống, hãy thử thay chiếc bàn tròn bằng chiếc bàn vuông nhỏ, đổi ly rượu thành chén trà. Phải biết rằng, bữa tiệc đáng quý nhất ở tuổi trung niên không nằm trên bàn xoay trong phòng riêng, mà nằm trong tiếng cười nói của những người tri kỷ. Từ bỏ những cuộc xã giao kém chất lượng, từ chối những cuộc gặp gỡ vô nghĩa - đó mới là cách tốt nhất để vận hành cuộc đời.

04. Gỡ bỏ gánh nặng "mạng lưới quan hệ", quay về với tình bạn chân thành

Từng đọc được một câu nói: Điều mà một người nên làm trong đời, là sớm gỡ bỏ gánh nặng của cái gọi là "ngân hàng quan hệ" .

Những năm gần đây, tôi cũng nhận ra, những người bạn từng năng nổ xuất hiện ở đủ mọi cuộc gặp gỡ, dần dần đã ít liên lạc hơn. Vòng tròn xã giao của họ ngày càng thu hẹp, những buổi tụ họp cũng thưa dần. Cảnh tượng có thể gọi ra bảy tám người cùng một lúc như trước kia, đã mấy năm không còn thấy nữa.

Thay vào đó là những cuộc gặp nhỏ chỉ vài ba người, là những lần hẹn nhau khi đi công tác tới thành phố của người kia.

Một người bạn từng nói với tôi: trạng thái như vậy mới là thoải mái nhất. Khi bước vào tuổi trung niên, người ta càng hiểu rõ câu nói: Ai quý mình thì mình trân trọng, ai chê mình thì mình buông bỏ .

Những khoảng thời gian chất lượng khi ở một mình, hay những buổi gặp gỡ với vài ba người bạn thân, lại trở thành một sự hưởng thụ.

Bởi lẽ, chỉ những người bạn vẫn còn duy trì liên lạc sau khi mọi hào nhoáng đã phai nhạt, mới là những người thực sự đồng hành bằng tấm lòng chân thành.

Trong cuốn Tối giản trong giao tiếp , có đề cập đến nguyên tắc "20-5": tức là hãy biến 80% thời gian giao tiếp vô ích thành 5 mối quan hệ chất lượng cao. Xét cho cùng, bản chất của giao tiếp là sự cộng hưởng về cảm xúc, chứ không phải là những màn trình diễn đông đúc náo nhiệt. Bạn sẽ nhận ra, tình bạn quý giá chưa bao giờ đến từ một bữa tiệc linh đình; còn việc nhờ vả người khác, cũng chưa bao giờ chỉ cần một lần cụng ly là xong.

Vì vậy, nếu lần tới bạn định mời nhiều người đi ăn, hãy thử chia ngân sách một bữa tiệc lớn cho mười người thành ba bữa tối dành cho hai người; hoặc đổi chi phí mời bạn bè uống rượu thành chi phí nấu một bữa cơm tại nhà.

Biến phần năng lượng từng dàn trải cho quá nhiều người thành sự quan tâm thực sự dành cho bạn thân và sự chu đáo dành cho gia đình.

Bạn sẽ thấy, dù vòng tròn quan hệ nhỏ lại, nhưng cuộc sống lại trở nên tốt đẹp hơn. Đó mới là cách hành xử khôn ngoan nhất của một người.

Cầu chúc quãng đời còn lại của chúng ta đều có thể tinh giản các mối quan hệ, tìm được bạn tri kỷ, và trong khi chân thành cho đi, cũng gặt hái được những mối quan hệ khiến bản thân thấy dễ chịu và an yên.

Hè đến, đồ ăn thức uống “hảo ngọt” bủa vây trẻ, bố mẹ cần làm gì để vượt chướng ngại vật, đảm bảo sức khoẻ cho con

Khi hè đến, trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường, điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, ngay từ bây giờ phụ huynh cần có kế hoạch trong việc chăm sóc, nhằm hạn chế việc dùng đồ ngọt của trẻ.

Nguy cơ rình rập khi trẻ ăn nhiều đồ vừa ngọt, vừa mát mùa hè

Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất để trẻ tiếp cận với các đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường. Ngoài vấn đề thời tiết, đây là lúc trẻ nghỉ học còn bố mẹ vẫn phải đi làm, vì thế việc quản lý sẽ có phần chểnh mảng hơn. Trong khi sở thích của đa số trẻ là đồ “hảo ngọt” như các loại kem, bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt… Việc sử dụng đồ ăn chứa quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, nhất là làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm như huyết áp, tim mạch, béo phì, tiểu đường….

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, sức khỏe não bộ phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng mà chúng ta hấp thụ. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng.

Ngày nay, một lĩnh vực mới nổi được gọi là tâm thần học dinh dưỡng nhấn mạnh chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng đến cách con người cảm thấy tinh thần như thế nào. Nó nhằm mục đích hỗ trợ điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần bằng chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và sức khỏe tâm thần

Một số nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm thực sự có thể giúp ích cho chứng trầm cảm và căng thẳng.

Wolfgang Marx, Chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm thần Dinh dưỡng Quốc tế cho biết: "Cũng giống như chúng ta nhận ra rằng chế độ ăn uống có liên quan đến các tình trạng như bệnh tim hoặc tiểu đường, giờ đây chúng ta hiểu rằng lựa chọn thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chức năng não, tâm trạng và các rối loạn sức khỏe tâm thần".

Marx cho biết: "Chế độ ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến, chất lượng dinh dưỡng thấp luôn đi kèm với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo âu cao hơn". Theo một nghiên cứu năm 2024, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến có nguy cơ mắc bệnh lo âu tăng 48% và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm tăng 22%.

Che do an uong anh huong den suc khoe tam than
 Chế độ ăn chứa trái cây và rau quả đem lại nhiều lợi ích cho não bộ con người/Ảnh minh hoạ

Ngược lại, nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng cải thiện chế độ ăn uống có thể cải thiện chứng trầm cảm. Công bố trên tạp chí Nutrition Reviews số tháng 2/2025 cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Hơn nữa, trong một điều tra công bố trên ấn bản năm 2024 của BMC Public Health thực hiện với 7.434 người lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều đậu, rau, trái cây, sữa chua, cá và hải sản, sữa và nước ép trái cây có mức độ căng thẳng nhận thức thấp hơn.

Thực phẩm có thể cải thiện tâm trạng

Chế độ ăn uống có thể gây ra hoặc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể và não. Một số loại thực phẩm cũng thúc đẩy dopamine và serotonin, các chất dẫn truyền thần kinh có tác động sâu sắc đến tâm trạng.

Hệ vi sinh vật cũng đóng vai trò trong phản ứng căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm. Caroline Wallace, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại khoa Khoa học Dinh dưỡng và Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần thuộc Đại học Ottawa, cho biết: "Khi chúng ta thấy căng thẳng mãn tính, sẽ có sự mất cân bằng hoặc thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột và rối loạn chức năng hàng rào ruột, từ đó ảnh hưởng đến phản ứng viêm. Những phản ứng viêm này có thể dẫn đến những thay đổi về cảm xúc, sức khỏe tâm thần".

Bằng cách thường xuyên đưa những thực phẩm tăng cường trí não và tâm trạng vào các bữa ăn, đồ ăn nhẹ, giảm lượng thực phẩm chế biến cao, sức khỏe cảm xúc của bạn có thể sẽ dần được cải thiện. Bạn sẽ có cách tiếp cận chủ động đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, điều này mang lại cảm giác thoải mái rất cần thiết.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào, bạn có thể muốn làm việc trực tiếp với một chuyên gia, như bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học, để được chăm sóc cá nhân.

Nạp những chất dinh dưỡng

Một số chất dinh dưỡng có liên quan đáng chú ý nhất đến sức khỏe tâm thần, cũng như một số loại thực phẩm chúng được tìm thấy trong:
Axit béo omega-3: quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, cá trích, cá mòi.
Folate: Gan bò, gạo, ngũ cốc tăng cường, đậu mắt đen, rau bina, măng tây, cải Brussels.
Sắt: Hàu, gan bò, ngũ cốc tăng cường, rau bina, sô cô la đen, đậu trắng, đậu lăng, đậu phụ.
Magiê: Rau bina, bí đỏ và hạt chia, sữa đậu nành, đậu đen, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng.
Kẽm: Hàu, thịt gà, sườn heo, thịt bò nướng, cua hoàng đế Alaska, tôm hùm, hạt bí.
Vitamin nhóm B: Ức gà, gan bò, nghêu, cá ngừ, cá hồi, đậu xanh, khoai tây, chuối.
Vitamin A: Gan bò, cá trích, sữa bò, phô mai ricotta, khoai lang, cà rốt, dưa đỏ.
Vitamin C: Ớt đỏ và xanh, nước cam, bưởi, dâu tây, bông cải xanh.

Mẹo ăn uống an toàn, lành mạnh trong dịp nghỉ lễ

Trong dịp nghỉ lễ, sinh hoạt thường ngày của chúng ta bị thay đổi: ăn uống thất thường, nhiều đồ ăn giàu năng lượng, ít vận động… điều này dễ dẫn đến tăng cân, rối loạn tiêu hóa.

Để tận hưởng trọn vẹn niềm vui ngày lễ mà không lo lắng về các vấn đề tiêu hóa, mọi người nên áp dụng các nguyên tắc ăn uống sau: