Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, sức khỏe não bộ phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng mà chúng ta hấp thụ. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng.

Ngày nay, một lĩnh vực mới nổi được gọi là tâm thần học dinh dưỡng nhấn mạnh chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng đến cách con người cảm thấy tinh thần như thế nào. Nó nhằm mục đích hỗ trợ điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần bằng chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.
Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và sức khỏe tâm thần
Một số nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm thực sự có thể giúp ích cho chứng trầm cảm và căng thẳng.
Wolfgang Marx, Chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm thần Dinh dưỡng Quốc tế cho biết: "Cũng giống như chúng ta nhận ra rằng chế độ ăn uống có liên quan đến các tình trạng như bệnh tim hoặc tiểu đường, giờ đây chúng ta hiểu rằng lựa chọn thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chức năng não, tâm trạng và các rối loạn sức khỏe tâm thần".
Marx cho biết: "Chế độ ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến, chất lượng dinh dưỡng thấp luôn đi kèm với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo âu cao hơn". Theo một nghiên cứu năm 2024, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến có nguy cơ mắc bệnh lo âu tăng 48% và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm tăng 22%.
Che do an uong anh huong den suc khoe tam than
 Chế độ ăn chứa trái cây và rau quả đem lại nhiều lợi ích cho não bộ con người/Ảnh minh hoạ
Ngược lại, nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng cải thiện chế độ ăn uống có thể cải thiện chứng trầm cảm. Công bố trên tạp chí Nutrition Reviews số tháng 2/2025 cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Hơn nữa, trong một điều tra công bố trên ấn bản năm 2024 của BMC Public Health thực hiện với 7.434 người lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều đậu, rau, trái cây, sữa chua, cá và hải sản, sữa và nước ép trái cây có mức độ căng thẳng nhận thức thấp hơn.
Thực phẩm có thể cải thiện tâm trạng
Chế độ ăn uống có thể gây ra hoặc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể và não. Một số loại thực phẩm cũng thúc đẩy dopamine và serotonin, các chất dẫn truyền thần kinh có tác động sâu sắc đến tâm trạng.
Hệ vi sinh vật cũng đóng vai trò trong phản ứng căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm. Caroline Wallace, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại khoa Khoa học Dinh dưỡng và Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần thuộc Đại học Ottawa, cho biết: "Khi chúng ta thấy căng thẳng mãn tính, sẽ có sự mất cân bằng hoặc thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột và rối loạn chức năng hàng rào ruột, từ đó ảnh hưởng đến phản ứng viêm. Những phản ứng viêm này có thể dẫn đến những thay đổi về cảm xúc, sức khỏe tâm thần".
Bằng cách thường xuyên đưa những thực phẩm tăng cường trí não và tâm trạng vào các bữa ăn, đồ ăn nhẹ, giảm lượng thực phẩm chế biến cao, sức khỏe cảm xúc của bạn có thể sẽ dần được cải thiện. Bạn sẽ có cách tiếp cận chủ động đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, điều này mang lại cảm giác thoải mái rất cần thiết.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào, bạn có thể muốn làm việc trực tiếp với một chuyên gia, như bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học, để được chăm sóc cá nhân.
Nạp những chất dinh dưỡng
Một số chất dinh dưỡng có liên quan đáng chú ý nhất đến sức khỏe tâm thần, cũng như một số loại thực phẩm chúng được tìm thấy trong:
Axit béo omega-3: quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, cá trích, cá mòi.
Folate: Gan bò, gạo, ngũ cốc tăng cường, đậu mắt đen, rau bina, măng tây, cải Brussels.
Sắt: Hàu, gan bò, ngũ cốc tăng cường, rau bina, sô cô la đen, đậu trắng, đậu lăng, đậu phụ.
Magiê: Rau bina, bí đỏ và hạt chia, sữa đậu nành, đậu đen, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng.
Kẽm: Hàu, thịt gà, sườn heo, thịt bò nướng, cua hoàng đế Alaska, tôm hùm, hạt bí.
Vitamin nhóm B: Ức gà, gan bò, nghêu, cá ngừ, cá hồi, đậu xanh, khoai tây, chuối.
Vitamin A: Gan bò, cá trích, sữa bò, phô mai ricotta, khoai lang, cà rốt, dưa đỏ.
Vitamin C: Ớt đỏ và xanh, nước cam, bưởi, dâu tây, bông cải xanh.

Phát hiện bất giờ về giấc ngủ của thanh thiếu niên

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy thời lượng ngủ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc, hoạt động não bộ của thanh thiếu niên.

Trong một nghiên cứu vừa công bố tên tạp chí khoa học Cell Reports, dữ liệu từ 3.222 thanh thiếu niên từ 9-14 tuổi đã được các nhà khoa học từ Trung Quốc và Anh phân tích, chia thành ba nhóm dựa trên thói quen ngủ.

Lợi ích bất ngờ của cây hẹ

Hẹ là một loại rau khá lành tính. Cây hẹ có một số công dụng trong đời sống và trong y học cổ truyền.

Theo y học cổ truyền, cây lá hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh can, vị và thận. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương,...

Phần gốc rễ cây hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường được dùng để chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt của cây hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào các kinh can và thận, nó có tác dụng bổ can, thận, tráng dương và cố tinh. Thường được dùng làm thuốc chữa chứng tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

Theo nghiên cứu hiện đại, cây lá hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe:

Chống ung thư: Một số nghiên cứu đã đặc biệt gợi ý rằng các loại rau thuộc họ allium, bao gồm cả hẹ, có thể có tác dụng chống ung thư.

Lá hẹ tốt cho giấc ngủ và tâm trạng: Lá hẹ có chứa một lượng nhỏ choline, đây là một chất quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Ngoài ra, choline cũng giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng, kiểm soát cơ bắp và các chức năng khác của não và hệ thần kinh.

Nguồn vitamin K dồi dào: Lá hẹ có chứa vitamin K, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu. Các nguồn cung cấp vitamin K khác gồm có rau lá xanh, dầu thực vật và trái cây bao gồm quả việt quất và quả sung.

Cung cấp folate: Cây lá hẹ cũng chứa folate, chất dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer.

Loi ich bat ngo cua cay he
 Ảnh minh hoạ/Internet 

Một số bài thuốc từ lá hẹ

Bài thuốc chữa cảm mạo, ho do lạnh: Sử dụng 250g lá hẹ, cùng với 25g gừng tươi, cho thêm ít đường đem hấp chín, ăn cái, uống nước, sử dụng liền 5 ngày.

Bài thuốc chữa nhức răng: Sử dụng một nắm hẹ bao gồm cả rễ, đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đặt vào chỗ đau cho đến khi khỏi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày. Không dùng muối hoặc chỉ sử dụng một chút muối khi chế biến món ăn. Hoặc sử dụng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, đem nấu canh ăn thường xuyên. Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, cơ thể đã suy nhược.

Bài thuốc nhuận tràng, chữa táo bón: Sử dụng hạt cây hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần dùng 5g hòa với nước sôi uống, ngày uống 3 lần, dùng liền trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Dùng 50 gạo nấu cháo, sau đó lấy 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, rồi thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Sử dụng lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong cho vào bát, sau đó để vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 2 - 3 lần, dùng liên tục trong 5 ngày.

Bài thuốc giúp bổ mắt: Sử dụng 150g rau hẹ, 150g gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa rồi xào với rau hẹ, khi xào dùng lửa to, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Sử dụng 200g rau hẹ, 200g tôm nõn, xào ăn với cơm.

Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém: Sử dụng 20g hạt hẹ, gạo 100g, đem nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

Hẹ là một loại rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, có thể chế biến thành các món xào, món canh. Hẹ còn là một vị thuốc trong Đông y, có tác dụng điều trị rất nhiều chứng bệnh, bồi bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi có ý định dùng hẹ để điều trị bệnh, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tùy tiện áp dụng điều trị.