Vì sao đàn ông Yemen luôn đeo dao bên mình?

(Kiến Thức) - Người Yemen phải đeo dao mới hấp dẫn, người Congo ghi nợ ngay trên mặt còn người Myanmar sử dụng 8 con giáp cho 1 tuần để tính sinh nhật.

Thế giới có hàng ngàn dân tộc, mỗi dân tộc qua quá trình tồn tại và phát triển đã hình thành nên những tập quán văn hóa riêng của mình. Trong đó, không ít tập quán tỏ ra rất lạ và thú vị. Sau đây là một vài tập quán được trích dẫn từ cuốn 101 văn hóa kỳ lạ trên thế giới do Nxb QĐND ấn hành.
Dao là vật trang sức bắt buộc
Yemen là một quốc gia nằm trên bán đảo Ả Rập, đất nước rộng gần 530.000 km2 với 23 triệu dân. Tại Yemen đa phần đàn ông rất thích đeo dao ngang bụng. Văn hóa đeo dao đã có lịch sử hơn 2.000 năm tại đây, là tượng trưng cho sự dũng cảm và sức mạnh. Trước đây, đeo dao dùng để tự vệ, giờ thì dùng làm đồ trang sức. và cho dù là đùa vui cũng không được tùy tiện rút dao của người khác.
Ở thủ đô Sana’a của Yemen, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy đàn ông đeo dao và những tác phẩm mô phỏng dao. Đàn ông đến tuổi trưởng thành, đi bất cứ đâu cũng phải đeo dao ở bụng.
Người đàn ông Yemen lúc nào cũng có con dao đeo ở trước bụng. Ảnh: Tuổi Trẻ.
  Người đàn ông Yemen lúc nào cũng có con dao đeo ở trước bụng. Ảnh: Tuổi Trẻ. 
Mỗi dịp hôn lễ hoặc những buổi tiệc tùng quan trọng, đàn ông thường biểu diễn những bài múa dao, hát và nhảy múa. Đây là một cảnh tượng độc đáo ở đất nước Yemen.
Ngoài ra, dao đeo bụng cũng được coi là một món quà quý mang nhiều ý nghĩa. Người ta có thể tặng dao cho bạn bè để thể hiện sự may mắn và chúc phúc.
Các loại dao cũng đa dạng và phong phú. Dao có chuôi bằng sừng tê giác, lưỡi cong 120 độ là loại dao quý hiếm nhất của người Ả Rập mà chỉ có thành viên quý tộc mới được đeo.
Nhưng đất nước này cũng có những quy định nghiêm khắc về việc sử dụng dao. Trong quy tắc truyền thống, dù bất kỳ tình huống nào cũng không được rút dao của người khác. Còn Chính phủ Yemen thì quy định nhân viên an ninh hoặc cấp trưởng đơn vị trực thuộc có quyền thu giữ dao của những ai tham gia đánh lộn.
Hình phạt cho những người đánh lộn là trong một thời gian nào đó họ chỉ được đeo cái bao mà không có dao để mọi người biết được rằng người này đang trong thời gian bị phạt. Hình thức này giống như “treo giò” trong bóng đá để cảnh cáo những cầu thủ phạm lỗi vậy.
Tính con giáp theo tuần
Con giáp là sản phẩm của văn hóa Á Đông mà nguồn gốc là từ văn minh Trung Quốc. Theo đó có 12 con giáp luân phiên cho 12 tháng trong năm và 12 con giáp cũng luân phiên thay đổi từng ngày trong tháng.
Nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhưng đất nước Myanmar lại có một hệ thống con giáp riêng cũng như cách sử dụng nó để tính ngày sinh nhật rất đặc biệt.
Chùa Vàng ở thủ đô Myanmar. Ảnh: Internet.
 Chùa Vàng ở thủ đô Myanmar. Ảnh: Internet.
Họ chỉ có 8 con giáp được tính luân phiên cho 7 ngày trong tuần. Theo cách tính của người Myanmar, người sinh ngày thứ hai là tuổi hổ, ngày thứ ba là tuổi sư tử, thứ tư nếu trước 12 giờ trưa là tuổi voi đực còn sau 12 giờ trưa sẽ là voi cái. Người sinh ngày thứ năm là tuổi chuột, thứ sáu là tuổi chuột bạch, thứ bảy là tuổi rồng và chủ nhật sẽ là tuổi chim thần.
Tên gọi của người Myanmar cũng khác biệt. Chỉ có tên không có họ. Đây cũng là đất nước mà việc đặt tên theo cung Hoàng đạo rất được chú trọng. Do đó, việc đặt tên trẻ con phải là những chuyên gia am hiểu về đoán tướng số và xem chòm sao.
Người Myanmar tổ chức sinh nhật theo một cách riêng của họ. Thời gian chúc mừng sinh nhật bắt đầu trước 12 giờ trưa. Người tổ chức sinh nhật sau khi trai giới, tắm gội sẽ đi đến thăm chùa Vàng ở thủ đô. Họ đến trước tòa tháp các con giáp mà họ cầm tinh để quỳ lạy, bái Phật và cầu nguyện.
Ghi nợ lên mặt
Nước Congo nổi tiếng ở Việt Nam vì mỗi khi ám chỉ một việc gì đó còn lâu mới hoàn thành, người ta thường nói “ Có mà đến tết Công-gô”. Đất nước này tên đầy đủ là Cộng hòa dân chủ Congo, là một nước thuộc miền trung châu Phi.
Nước Congo cũng gồm nhiều dân tộc khác nhau. Trong đó, dân tộc Campa có một tập tục rất lạ lùng nữa là ghi nợ ngay lên mặt.
Những người Congo trong điệu nhảy dân gian. Ảnh: Internet.
 Những người Congo trong điệu nhảy dân gian. Ảnh: Internet.
Tập tục này tương truyền là được lưu giữ từ cổ xưa. Một khi đã bước chân lên mảnh đất Campa, khi đi mua sắm hay ăn uống, nhân viên phục vụ sẽ dùng bút mực xanh viết trực tiếp giá tiền lên mặt khách. Thủ tục này được thực hiện bình đẳng với mọi người dù là dân thường hay quan chức chính phủ.
Khi khách chuẩn bị về sẽ có người tới thu tiền theo “hóa đơn” ghi trên mặt. Đợi khách trả tiền xong nhân viên nhà hàng sẽ rửa sạch mặt cho khách.
Điều thú vị hơn nữa, những năm gần đây, người Campa phát hiện ra rằng có những quan chức chính phủ hoặc nhân viên cơ quan nhà nước lạm dụng của công để chi tiêu cá nhân nên họ nghĩ ra cách trừng phạt thêm. Khi những người này được xác định là tiêu tiền của công, nhân viên cửa hàng sẽ dùng bút mực đen viết lên mặt khách số tiền cần trả. Khi trả tiền xong đi về cũng không được rửa mặt. Cứ để như thế cho khách về đến nhà thì mực trên mặt cũng đã khô khó lòng mà rửa sạch ngay được nên có người còn vết ghi nợ đến tận vài ngày sau.
Đây có lẽ là một hình thức chống tham nhũng rất hiệu quả và độc đáo nhất thế giới.

Theo bước quân giải phóng từ Buôn Ma Thuột vào Sài Gòn

(Kiến Thức) - Từ Buôn Ma Thuột tới Sài Gòn, bước nhảy vọt của lịch sử chiến tranh 30 năm đã thể hiện qua bước chân ngàn dặm của quân giải phóng tháng 4/1975.

Quân giải phóng làm chủ sở chỉ huy sư đoàn 23 ở Buôn Ma Thuột. Những bức ảnh sau đây được chụp từ sách "Kể chuyện sự kiện lịch sử bằng ảnh tư liệu" của Phan Anh, NXB Lao Động - 2009.

Quân giải phóng làm chủ sở chỉ huy sư đoàn 23 ở Buôn Ma Thuột. Những bức ảnh sau đây được chụp từ sách "Kể chuyện sự kiện lịch sử bằng ảnh tư liệu" của Phan Anh, NXB Lao Động - 2009.


Binh lính chế độ Sài Gòn ở Đắc Pét (Kon Tum) ra hàng.

Binh lính chế độ Sài Gòn ở Đắc Pét (Kon Tum) ra hàng. 

Bãi xe mà quân đội Sài Gòn vứt bỏ trên đường số 7 để chạy thục mạng về Tuy Hòa (Phú Yên) sau sự kiện thất thủ Buôn Ma Thuột.
 Bãi xe mà quân đội Sài Gòn vứt bỏ trên đường số 7 để chạy thục mạng về Tuy Hòa (Phú Yên) sau sự kiện thất thủ Buôn Ma Thuột.
Quân giải phóng làm chủ cầu Đà Rằng (Phú Yên).
 

Quân giải phóng làm chủ cầu Đà Rằng (Phú Yên).

Quân giải phóng làm chủ cảng Quy Nhơn.
Quân giải phóng làm chủ cảng Quy Nhơn. 
Bộ đội tiến vào giải phóng Huế.
Bộ đội tiến vào giải phóng Huế. 
Nụ cười chiến thắng của các chiến sĩ trước Ngọ Môn.
Nụ cười chiến thắng của các chiến sĩ trước Ngọ Môn. 
Sau Huế, quân giải phóng nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng. Trong ảnh là quân giải phóng làm chủ Sở chỉ huy Quân đoàn I chính quyền Sài Gòn ở Đà Nẵng.
 

Sau Huế, quân giải phóng nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng. Trong ảnh là quân giải phóng làm chủ Sở chỉ huy Quân đoàn I chính quyền Sài Gòn ở Đà Nẵng.

Tuyến phòng thủ vòng ngoài Phan Rang mà Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố tử thủ cũng nhanh chóng thất thủ. Trong ảnh là tòa tỉnh trưởng Ninh Thuận ở thị xã Phan Rang.

Tuyến phòng thủ vòng ngoài Phan Rang mà Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố tử thủ cũng nhanh chóng thất thủ. Trong ảnh là tòa tỉnh trưởng Ninh Thuận ở thị xã Phan Rang. 

Xe tăng quân giải phóng trên đường tiến vào Biên Hòa.
 Xe tăng quân giải phóng trên đường tiến vào Biên Hòa.
Các chiến sĩ quân giải phóng kiểm tra một số loại xe vận tải quân Sài Gòn bỏ lại trên xa lộ Biên Hòa.

Các chiến sĩ quân giải phóng kiểm tra một số loại xe vận tải quân Sài Gòn bỏ lại trên xa lộ Biên Hòa. 

Xe tăng quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn.
Xe tăng quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn.
Trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, quân ta huy động cả "rồng lửa" SAM-2. Trong ảnh là xe chở đạn tên lửa SAM-2 quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn.
 

Trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, quân ta huy động cả "rồng lửa" SAM-2. Trong ảnh là xe chở đạn tên lửa SAM-2 quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn.

Bộ đội tiến công làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.
 

Bộ đội tiến công làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.

Đích cuối cùng của các cánh quân là Dinh Độc Lập. Những chiếc xe tăng T-54 hiện diện tại đây đã kết thúc 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đích cuối cùng của các cánh quân là Dinh Độc Lập. Những chiếc xe tăng T-54 hiện diện tại đây đã kết thúc 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.

Góc tối của chiến tranh VN trong mắt người Mỹ

Chiến tranh Việt Nam hiện lên đầy chân thực qua những bức hình của Philip Jones Griffiths trong cuốn sách Vietnam Inc xuất bản năm 1971.

Philip Jones Griffiths là một người Mỹ, một phóng viên chiến trường. Trong ảnh là những nông dân vô tội tại Quảng Ngãi, 1967.
 Philip Jones Griffiths là một người Mỹ, một phóng viên chiến trường. Trong ảnh là những nông dân vô tội tại Quảng Ngãi, 1967.
Quảng Ngãi, 1967.
 Quảng Ngãi, 1967.
Quảng Ngãi, 1967.
 Quảng Ngãi, 1967.
Quy Nhơn, 1967.
 Quy Nhơn, 1967.
Sưu tập hộp sọ là thú vui của một vài binh lính cũng như các sĩ quan Mỹ. Người chỉ huy của đơn vị này, Đại Tá George S. Patton III (nay là Chuẩn Tướng) đã đem đến bữa tiệc chia tay của hắn một hộp sọ để ăn mừng, 1967.
 Sưu tập hộp sọ là thú vui của một vài binh lính cũng như các sĩ quan Mỹ. Người chỉ huy của đơn vị này, Đại Tá George S. Patton III (nay là Chuẩn Tướng) đã đem đến bữa tiệc chia tay của hắn một hộp sọ để ăn mừng, 1967.
Đồng bằng sông Cửu Long, 1967.
 Đồng bằng sông Cửu Long, 1967.
Hình ảnh một địa danh ở Quảng Ngãi (Bantangan) từ trực thăng đánh bom của lính Mỹ trong chiến dịch “Tìm và phá hủy”. Những cột khói từ những ngôi nhà bị đốt giữa cánh đồng lúa đang vào vụ cấy, 1967.
 Hình ảnh một địa danh ở Quảng Ngãi (Bantangan) từ trực thăng đánh bom của lính Mỹ trong chiến dịch “Tìm và phá hủy”. Những cột khói từ những ngôi nhà bị đốt giữa cánh đồng lúa đang vào vụ cấy, 1967.
Việt Nam, 1967.
 Việt Nam, 1967.
Sông Trà, 1967.
 Sông Trà, 1967.
Quy Nhơn, 1967.
 Quy Nhơn, 1967.
Chiến dịch Cedar Falls là chiến dịch quân sự từ ngày 8/1 đến 16/1/1967 trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện nhằm triệt nhổ gốc rễ các căn cứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở "Tam giác sắt" (khu vực rộng 155 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn).
 Chiến dịch Cedar Falls là chiến dịch quân sự từ ngày 8/1 đến 16/1/1967 trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện nhằm triệt nhổ gốc rễ các căn cứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở "Tam giác sắt" (khu vực rộng 155 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn).
Những người dân này chuẩn bị được đưa lên trực thăng Chinook để tới khu Trại tự do của Mỹ, 1967.
 Những người dân này chuẩn bị được đưa lên trực thăng Chinook để tới khu Trại tự do của Mỹ, 1967.
Chiến dịch Cedar Falls, 1967.
 Chiến dịch Cedar Falls, 1967.
Chiến dịch Cedar Falls, 1967.
 Chiến dịch Cedar Falls, 1967.
Người dân Việt Nam trước chiến dịch Cedar Falls, 1967.
 Người dân Việt Nam trước chiến dịch Cedar Falls, 1967.
Tại Trại tỵ nạn. Một sĩ quan "Psy-Ops" phát hiện ra rằng anh ta đã quên phát các "tài liệu nội địa" cho các tù nhân ở đây, thay vào đó là các tạp chí Playboy cho họ, 1967.
 Tại Trại tỵ nạn. Một sĩ quan "Psy-Ops" phát hiện ra rằng anh ta đã quên phát các "tài liệu nội địa" cho các tù nhân ở đây, thay vào đó là các tạp chí Playboy cho họ, 1967.
Đà Nẵng, 1970.
 Đà Nẵng, 1970.
Đảo Phú Quốc, 1967.
 Đảo Phú Quốc, 1967.
Một bãi biển ven Đà Nẵng. Lính Mỹ thường bắt gặp đang trong tình trạng say xỉn và chơi tới bến trong các buổi tiệc tùng hơn là chiến đấu với đối phương. Khi cuộc chiến đã trong tầm kiểm soát thì những người lính này có nhiều thời gian cho tiêu khiển hơn, 1970.
 Một bãi biển ven Đà Nẵng. Lính Mỹ thường bắt gặp đang trong tình trạng say xỉn và chơi tới bến trong các buổi tiệc tùng hơn là chiến đấu với đối phương. Khi cuộc chiến đã trong tầm kiểm soát thì những người lính này có nhiều thời gian cho tiêu khiển hơn, 1970.
Quán bar Salvades Bar ở Sài Gòn, 1970.
 Quán bar Salvades Bar ở Sài Gòn, 1970.
Sài Gòn, 1970.
 Sài Gòn, 1970.
Cần Thơ, 1970.
 Cần Thơ, 1970.
Các đường phố của Sài Gòn trong thời chiến đã sớm có những dấu hiệu của sự thâm nhập những giá trị Mỹ. Hình ảnh cô nàng Playboy quen thuộc trên tạp chí của ông trùm Hefner, 1971.
 Các đường phố của Sài Gòn trong thời chiến đã sớm có những dấu hiệu của sự thâm nhập những giá trị Mỹ. Hình ảnh cô nàng Playboy quen thuộc trên tạp chí của ông trùm Hefner, 1971.
Nam Việt Nam, 1967.
 Nam Việt Nam, 1967.
Sài Gòn, 1970.
 Sài Gòn, 1970.
Sài Gòn, 1970.
 Sài Gòn, 1970.
Trận càn ở Sài Gòn, 1968. Dân thường tị nạn dưới làn lửa đạn.
 Trận càn ở Sài Gòn, 1968. Dân thường tị nạn dưới làn lửa đạn.
Cuộc chiến tại Sài Gòn. Thủy quân lục chiến sợ hãi tìm nơi ẩn nấp sau một bức tường trong trận tấn công Tết 1968.
 Cuộc chiến tại Sài Gòn. Thủy quân lục chiến sợ hãi tìm nơi ẩn nấp sau một bức tường trong trận tấn công Tết 1968.
Cuộc chiến tại Sài Gòn 1968.
 Cuộc chiến tại Sài Gòn 1968.