VDSC: Xu hướng đi lên của chứng khoán trong tháng 9 có thể gập ghềnh hơn

(Vietnamdaily) - Trong Báo cáo chiến lược tháng 9 của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) với chủ đề “Tiền rẻ” hỗ trợ xu hướng tăng điểm, công ty chứng khoán này nhận định xu hướng đi lên trong tháng 9 của thị trường chứng khoán có thể gập ghềnh hơn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh trong tháng 8 vừa qua và trở thành một trong những thị trường có diễn biến tốt nhất tháng 8 trên thế giới khi VN-Index tăng tới 10,4%. Thanh khoản đặc biệt tăng đột biến những ngày cuối tháng đi kèm với cú bứt phá của thị trường.

Bên cạnh xu hướng tăng ngắn hạn đang tiếp diễn những ngày đầu tháng 9, VDSC kỳ vọng hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tích cực hơn khi mà một lượng tiền lớn từ khối này có thể sẽ giải ngân vào đầu tháng 9.

VDSC: Xu huong di len cua chung khoan trong thang 9 co the gap ghenh hon
 

Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì bán ròng nhiều tháng qua, thông tin về việc các quỹ đầu tư chuyên nghiệp quốc tế huy động được một lượng tiền lớn phân bổ cho thị trường Việt Nam sẽ là một cú hích lớn. Cụ thể, trước khi quỹ Đài Loan huy động được quy mô 160 triệu đô để đầu tư vào thị trường Việt Nam, Dragon Capital cũng đã huy động được một lượng tiền khá lớn cho quỹ VFMVSF của Vietfund Management.

Kể từ cuối tháng 6 tới nay, ước tính VFMVSF đã nhận được khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng từ khối ngoại. Quỹ này đã giải ngân tương đương khoảng hơn 1,1 nghìn tỷ đồng chỉ riêng tháng Tám. Danh mục đầu tư của quỹ này đa phần là các cổ phiếu vốn hoá lớn và có thanh khoản cao.

Tuy nhiên xu hướng đi lên trong tháng 9 có thể gập ghềnh hơn

VDSC cho rằng xung lực từ tháng 9 và kỳ vọng về dòng tiền ngoại mới có thể giúp VN-Index vượt qua ngưỡng 900 của tháng 6 và có thể đạt tới 920 điểm.

VDSC: Xu huong di len cua chung khoan trong thang 9 co the gap ghenh hon-Hinh-2
 

Tuy nhiên, lực tăng vừa qua khó bền vững khi mà theo quan sát, dư nợ ký quỹ cũng đã tăng mạnh theo cùng đà tăng của các nhóm cổ phiếu. Điều này có thể khiến tâm lý người nắm giữ cổ phiếu dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực. Một trong số đó có thể là biến động mạnh từ thị trường chứng khoán thế giới.

“Tuy nhiên, đà tăng tháng 9 sẽ gập ghềnh hơn khi mà thị trường chứng khoán thế giới đang chuyển biến kém khả quan, trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước đã gia tăng mạnh dư nợ ký quỹ. Điều này sẽ khiến cho bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng sẽ mang lại rủi ro cho thị trường” VDSC cho biết.  

Tiền rẻ” hỗ trợ xu hướng tăng điểm

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế còn nhiều bất định và lãi suất huy động liên tục giảm, thị trường chứng khoán đang trở nên hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như vàng hay bất động sản, bởi yêu cầu vốn thấp và tính thanh khoản cao.

Theo đó, không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài cũng đẩy mạnh đầu tư cổ phiếu, bất chấp các số liệu kinh tế vĩ mô không thực sự khả quan. Số lượng tài khoản môi giới mở mới trong tháng 8 tăng 4,8% so với tháng trước (lên 28.300 tài khoản), mức cao nhất kể từ năm 2019 (15.000 - 20.000 tài khoản mỗi tháng).

Ngoài ra, dư nợ cho vay ký quỹ tăng mạnh kể từ cuối tháng 7 cho thấy sự “hào hứng” của các nhà đầu tư hiện tại trên thị trường (ước tính sơ bộ của chúng tôi ghi nhận cho vay ký quỹ vào cuối tháng 8 đã tăng 40% so với tháng 6).

Liên quan đến khối ngoại, dòng tiền mới đã chảy vào các quỹ chuyên nghiệp hàm ý tín hiệu tích cực đối với các chỉ số chứng khoán. Mặc dù một phần lượng tiền mặt này có thể được giải ngân vào các cổ phiếu vốn hóa trung bình, nhóm vốn hóa lớn vẫn được ưa chuộng hơn do cơ bản tốt và tính minh bạch. Điều đó có thể đẩy VN-Index lên mức cao hơn trong tháng 9.

Có thêm gần 28.600 tài khoản chứng khoán được mở trong tháng 8

(Vietnamdaily) - Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán trong và ngoài nước tại ngày 31/8/2020.

Theo đó, lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 8 đạt gần 28,600 tài khoản.

Kiểm toán lưu ý loạt vấn đề, Tổng công ty Sông Hồng tiếp tục mất khả năng thanh toán nghiêm trọng

(Vietnamdaily) - Công ty mẹ và tổ hợp các công ty thành viên vẫn tiếp tục mất khả năng thanh toán nghiêm trọng do nợ phải trả tiếp tục tăng từ phát sinh lãi vay phải trả cho công trình nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I.

Mất khả năng thanh toán nghiêm trọng

Đơn vị kiểm toán CPA Việt Nam đưa ra hàng loạt kết luận ngoại trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng của Tổng CTCP Sông Hồng (SHG).

Tháng 9, VN-Index sẽ có nhịp biến động mạnh, nên tích luỹ cổ phiếu nào?

(Vietnamdaily) - SSI dự kiến thị trường sẽ có các nhịp biến động mạnh trong tháng với biên độ dao động của VN-Index từ 880-940 điểm. 

Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố chiến lược thị trường tháng 9 với nhiều điểm nhấn.

Kết thúc tháng 8, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trở lại sau 2 tháng điều chỉnh trước đó. Với 15 phiên tăng và xen kẽ 6 phiên điều chỉnh nhẹ trong tháng, VN-Index đã tăng 83,26 điểm (+10,43%) đóng cửa tại 881,65 điểm vào thời điểm cuối tháng.

Sự đồng thuận của thị trường còn thể hiện ở mức tăng của tất cả các nhóm ngành. Năng lượng (+24%) nhờ PLX (+24%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (+19,4%) nhờ MWG (+25,4%), Vật liệu xây dựng (+14,3%), Tài chính (+13,6%) là 4 nhóm ngành có tăng trưởng 2 con số trong tháng trong khi mức tăng trưởng thấp nhất cũng +3,9% thuộc về nhóm Bất động sản. Diễn biến này giải thích cho mức tăng vượt trội hơn của 2 chỉ số VNMidcap (+12,55%) và VNSmallcap (+14,12%).

Thang 9, VN-Index se co nhip bien dong manh, nen tich luy co phieu nao?
 

Tuy nhiên với tỷ trọng vốn hóa chi phối thì các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến điểm số thị trường chung lại phần lớn thuộc nhóm vốn hóa lớn như VCB, VNM, BID, CTG, GAS, SAB, PLX, TCB, MWG và VIC. 

Ngoài câu chuyện Đầu tư công và EVFTA, diễn biến tích cực của thị trường còn nhờ chuyển biến thuận lợi chủ yếu của 2 nhân tố: (i) Các biện pháp của Chính phủ trong quá trình kiểm soát và ngăn chặn làn sóng Covid thứ 2 khởi phát ở Đà Nẵng hồi cuối tháng 7 tiếp tục cho thấy hiệu quả khi số ca nhiễm mới theo ngày thể hiện xu hướng giảm rõ rệt sau khi lập đỉnh vào ngày 31/7 tạo điều kiện khôi phục dần các hoạt động kinh tế và (ii) Diễn biến khả quan từ TTCK thế giới đặc biệt là TTCK Mỹ.

Điểm trừ của thị trường trong tháng 8 tiếp tục đến từ giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài khi khối này tận dụng vùng giá cao để gia tăng bán ròng.

Khối ngoại bán ròng tập trung ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như CTG (-689 tỷ đồng), HPG (-440 tỷ đồng), VCB (-385.4 tỷ đồng), VRE (-337 tỷ đồng), VNM (-334 tỷ đồng), VIC (-260 tỷ đồng), NVL (-260 tỷ đồng). Chiều ngược lại, các cổ phiếu nằm trong danh sách được mua ròng nhiều nhất bao gồm VHM (+723,6 tỷ đồng), PLX (+244,3 tỷ đồng), FUEVFVND (+204,4 tỷ đồng), PHR (+144,3 tỷ đồng)…

Triển vọng thị trường và cơ hội đầu tư trong tháng 9

Về triển vọng lợi nhuận và định giá thị trường trong lần cập nhật này, tăng trưởng lợi nhuận nhóm cổ phiếu nằm trong danh sách phân tích của SSI (đại diện 88% vốn hóa thị trường), ước tính lợi nhuận năm 2020 sẽ giảm 20,5%, đảo chiều với mức tăng trưởng 19,4% trong năm 2019.

Tuy nhiên, tăng trưởng dương 23,5% sẽ quay trở lại trong năm 2021 từ cơ sở so sánh thấp 2020.

Do đó, TTCK Việt Nam hiện đang giao dịch với hệ số P/E 2020 và 2021 lần lượt là 16,8 lần và 13,6 lần cao hơn mức 15,2 lần và 12,1 lần vào thời điểm cuối tháng 7.

Về quan điểm phân tích kỹ thuật, VNIndex đóng cửa phiên ngày cuối tháng 8 tại 881,65 nằm trong kỳ vọng của SSI. Tiếp nối đà tích cực, TTCK Việt Nam tiếp tục tăng điểm tốt vào các phiên đầu tháng 9 và hiện chỉ số VNIndex đã vượt qua vùng đỉnh tháng 6 nằm gần 900 điểm. 

Vùng 900 điểm được đánh giá là vùng kháng cự mạnh do áp lực bán cao và thường trực khi KLGD cũng đã tạo đỉnh lịch sử với hơn 2,7 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong tuần giữa tháng 6 tại vùng đỉnh này. Điều này cũng hàm ý vùng 900 điểm là vùng cản tâm lý rất lớn nên khi VNIndex vượt qua một cách thuyết phục sẽ tạo sức bật lớn cho thị trường sau đó.

Ngoài ra, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn khi chỉ số VN30 cho tín hiệu mạnh lên từ tuần cuối tháng 8 đến nay trong khi nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ bắt đầu suy yếu. 

Tóm lại, bên cạnh rủi ro điều chỉnh khi gặp vùng cản quan trọng thì khả năng nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ thể hiện vai trò dẫn dắt và tạo động lực cho thị trường tiến đến các vùng điểm số cao hơn trong tháng 9. Dự kiến thị trường sẽ có các nhịp biến động mạnh trong tháng với biên độ dao động của VNIndex từ 880-940 điểm.

Thang 9, VN-Index se co nhip bien dong manh, nen tich luy co phieu nao?-Hinh-2
 

Covid-19 sẽ tiếp tục là biến số tạo rủi ro biến động mạnh trên TTCK. Tuy nhiên, với cơ chế xử lý chuyên nghiệp đã được Chính phủ vận hành hiệu quả ở cả 2 lần bùng phát gần đây thì TTCK khó diễn ra các đợ sụt giảm kéo dài như hồi tháng 3.

SSI cũng nhắc lại quan điểm thanh khoản dồi dào ở hệ thống ngân hàng và môi trường lãi suất thấp đang là yếu tố hỗ trợ cho TTCK Việt Nam trong ngắn hạn. Trong tháng 8 dường như TTCK Việt Nam đã phát đi những thông điệp trên.

Cho cơ hội đầu tư trong tháng 9, trên nền tảng cơ bản SSI vẫn khuyến nghị NĐT bám sát các câu chuyện thị trường đang ưa chuộng và tận dụng các vùng giá thấp để tích lũy các cổ phiếu (1) Nhóm hưởng lợi từ đầu tư công: PLC, C4G, FCN (2) Nhóm dự báo KQKD Q3/2020 khả quan: FPT, PHR, AAA, DHC (3) Nhóm xuất hiện tín hiệu phục hồi khi dịch bệnh dần kiểm soát PNJ, MWG (4) Nhóm hưởng lợi từ EVFTA và mùa cao điểm xuất khẩu: GMD.