Vật chất tối kéo các thiên hà xoắn ốc với tốc độ chóng mặt

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới phát hiện các thiên hà xoắn ốc lớn quay nhanh hơn dự kiến. Những "siêu xoắn ốc", trong đó lớn nhất nặng hơn khoảng 20 lần so với thiên hà Milky Way của chúng ta, quay với tốc độ lên đến 350 dặm mỗi giây (570 km / giây).

Thiên hà Milky Way, một thiên hà xoắn ốc trung bình quay với tốc độ 130 dặm mỗi giây (210 km / giây) trong vũ trụ. 

Thiên hà Siêu xoắn ốc ngoài việc to hơn nhiều so với Milky Way, chúng còn sáng hơn và lớn hơn về kích thước vật lý. Cách 450.000 năm ánh sáng cùng đường kính trung bình 100.000 năm ánh sáng, chỉ có khoảng 100 thiên hà siêu xoắn ốc được biết đến cho đến nay.

Siêu xoắn ốc được phát hiện là một lớp thiên hà mới quan trọng trong nghiên cứu dữ liệu từ Cuộc Khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS) cũng như Cơ sở dữ liệu ngoài vũ trụ của NASA / IPAC (NED), Patrick Ogle thuộc Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore, Maryland nói.

"Chúng phá vỡ các kỷ lục về tốc độ quay".

Vat chat toi keo cac thien ha xoan oc voi toc do chong mat
Nguồn ảnh: Space. 

Lý thuyết cho thấy rằng, các thiên hà siêu xoắn ốc quay nhanh vì chúng nằm trong các đám mây phân cực lớn, hoặc halo chứa nhiều vật chất tối. Vật chất tối đã được liên kết với vòng quay thiên hà trong nhiều thập kỷ.

Nhà thiên văn học Vera Rubin đã tiên phong nghiên cứu về tốc độ quay của thiên hà, cho thấy các thiên hà xoắn ốc quay nhanh hơn nếu lực hấp dẫn của chúng có liên kết với mật đội khí phân tử và vật chất tối.

Một chất bổ sung, vô hình được gọi là vật chất tối cũng ảnh hưởng đến sự quay của thiên hà. Một thiên hà xoắn ốc có khối lượng nhất định trong các ngôi sao dự kiến sẽ quay với tốc độ nhất định.

Nhóm của Ogle thấy rằng, các thiên hà siêu xoắn ốc vượt quá tốc độ quay dự kiến.

"Có vẻ như vòng quay của một thiên hà siêu xoắn ốc được chi phối bởi khối lượng quầng vật chất tối dày đặc", Ogle giải thích.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Khám phá thú vị thiên hà lùn độc nhất UGC 685

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA đã chụp được một bức ảnh mới nổi bật về một thiên hà lùn bất thường có tên UGC 685, có thể là mục tiêu tốt cho các nghiên cứu về quầng sáng vật chất tối.

Thiên hà lùn UGC 685 nằm cách khoảng 15,7 triệu năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Còn được gọi là LEDA 3974 và UZC J010722.4 + 164102, thiên hà này được nhìn thấy trong chòm sao Song Ngư.

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.

Siêu sao vàng liên tục làm mát rồi nóng lên bất thường

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư quốc tế, bao gồm Alex lobel, nhà thiên văn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ xác định chi tiết làm thế nào nhiệt độ của bốn siêu sao vàng tăng từ 4000 độ lên 8000 độ C sau vài thập kỷ. 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích ánh sáng của bốn siêu sao vàng được quan sát trên Trái đất trong năm mươi đến một trăm năm qua. Siêu sao vàng là những ngôi sao khổng lồ, phát sáng. Chúng nặng hơn mười lăm đến hai mươi lần so với Mặt trời và tỏa sáng hơn 500.000 lần.

Bầu khí quyển của những ngôi sao này có thể rất lớn đến nỗi, nếu chúng thay thế Mặt trời của chúng ta, chúng sẽ vượt ra ngoài quỹ đạo của Sao Mộc.