Ukraine tiêu diệt 40 xe bọc thép và 500 lính ly khai

(Kiến Thức) - Quân đội Ukraine cho biết đã tiêu diệt 40 xe bọc thép và 500 binh sĩ lực lượng ly khai gần thành phố Lugansk.

Quân đội Ukraine ngày 23/8 cho biết đã tiêu diệt 40 xe bọc thép và 500 binh sĩ lực lượng ly khai gần thành phố Lugansk.
Quân đội Ukraine ở miền đông.
Quân đội Ukraine ở miền đông. 
"Một đợt pháo kích chính xác của lực lượng vũ trang Ukraine đã tiêu diệt lên đến 40 xe bọc thép và 3 hệ thống phòng không Strela 10 của lực lượng ly khai", cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Zorian Shkiriak cho hay.
Theo ông Zorian Shkiriak, đụng độ xảy ra giữa lực lượng vũ trang Ukraine và các chiến binh ly khai ở thành phố Rovenky cách Lugansk 60km.
Chiến dịch chống lực lượng ly khai ở miền đông của Quân đội Ukraine diễn ra từ tháng 4 sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Hàng trăm người thiệt mạng ở Lugansk do các vụ pháo kích của Quân đội Ukraine.
Thành phố Lugansk đã bị cắt điện, nước và điện thoại trong hơn 20 ngày trong lúc quân đội chính phủ Ukraine bao vây.
Trong ngày 22/8, đoàn xe cứu trợ của Nga đã tiến vào thành phố Lugansk đem theo lương thực và thuốc men. Đoàn xe này ngay sau đó đã trở về Nga.

Chiến sự đông Ukraine chấm dứt cuối tuần này?

(Kiến Thức) - Chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Ukraine là cơ hội để chấm dứt những bất ổn ở quốc gia này bởi 5 lý do sau đây.

1. Uy tín của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel
Một vài quan chức phương Tây đã đến thăm Ukraine kể từ khi chiến sự giữa lực lượng chính phủ và phe ly khai thân Nga ở miền đông nổ ra, bao gồm Thủ tướng Canada Stephen Harper, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Tuy nhiên, không chuyến thăm của lãnh đạo nào lại trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi như của bà Merkel. Nữ Thủ tướng Angela Merkel là người có tiếng nói khá có trọng lượng về các vấn đề chính sách ngoại giao tại EU. Là người nói thông thạo tiếng Nga khi sinh trưởng ở vùng Đông Đức, bà Merkel còn có một mối quan hệ khá tốt đẹp với tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những chuyến đánh bắt cua đầy sóng gió ở biển Alaska

(Kiến Thức) - Năm 2002, nhiếp ảnh gia Corey Arnold đã rời vùng San Francisco lên đường tới Alaska để thỏa niềm đam mê đánh bắt cá của mình. 

Arnold đã tới xin việc trên Rollo, con thuyền đánh bắt cua ở Biển Bering nguy hiểm. Tranh thủ những lúc thuyền trưởng không lưu tâm, Arnold thường lấy máy ảnh ra để chụp lại hình ảnh thủy thủ tàu và con thuyền, làm nên bộ ảnh ghi lại cuộc sống nguy hiểm của ngư dân mang tên Fish Work: Bering Sea.
 Arnold đã tới xin việc trên Rollo, con thuyền đánh bắt cua ở Biển Bering nguy hiểm. Tranh thủ những lúc thuyền trưởng không lưu tâm, Arnold thường lấy máy ảnh ra để chụp lại hình ảnh thủy thủ tàu và con thuyền, làm nên bộ ảnh ghi lại cuộc sống nguy hiểm của ngư dân mang tên Fish Work: Bering Sea.