Ukraine đóng cửa biên giới, bỏ rơi binh sĩ tại Crimea

(Kiến Thức) -  Biên phòng Ukraine vừa được lệnh đóng cửa biên giới với Cộng hòa Crimea trong khi hàng nghìn binh sĩ nước này đóng quân trên bán đảo vẫn còn mắc kẹt.

Hãng tin RIA Novosti của Nga dẫn tuyên bố của Khu liên bang Crimea – được thành lập sau khi Hội đồng Liên bang (hay Thượng viện) ngày 21/3 phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea mà Tổng thống Putin ký với giới lãnh đạo khu tự trị này trước đó – cho biết: “Mục đích rõ ràng của động thái khiêu khích trên chính là đổ tội cho chính quyền Crimea ngăn cấm qua lại biên giới và làm gia tăng căng thẳng tại khu vực biên giới”.
Biên phòng Ukraine.
 Biên phòng Ukraine.
Cũng theo tuyên bố trên, ngay cả quân nhân Ukraine, những người muốn rời khỏi bán đảo Crimea cũng không thể vượt qua biên giới. Theo Bộ Quốc phòng Nga, có 2.000 trong số 18.000 binh sĩ Ukraine đóng tại Crimea quyết định rời khỏi bán đảo.
Trên một trạng blog chính thức của mình, binh sĩ Ukraine đóng tại căn cứ Belbek, Crimea tỏ ra phẫn nộ và chỉ trích gay gắt chính phủ tại Kiev vì đã bỏ rơi họ.
“Chúng ta đang bị bỏ rơi. Thật đau xót và đáng thất vọng về chính phủ của chúng ta. Kẻ thù nguy hiểm nhất dường như lại chính là lãnh đạo của chúng ta và chính phủ của chúng ta”, một bài viết trên trang blog của căn cứ cho biết.
Đại tá Yuliy Mamchur (giữa) và binh sĩ Ukraine được nhìn thấy ở căn cứ không quân Belbek, gần thành phố Sevastopol, Ukraine ngày 21/3.
 Đại tá Yuliy Mamchur (giữa) và binh sĩ Ukraine được nhìn thấy ở căn cứ không quân Belbek, gần thành phố Sevastopol, Ukraine ngày 21/3.
Dù Crimea không còn là lãnh thổ của Ukraine, chính quyền Kiev vẫn chưa chính thức ra lệnh cho binh sĩ của họ rời khỏi các căn cứ của họ tại bán đảo này. Một bài viết khác cũng được đăng tải trên trang blog của căn cứ Belbek của Ukraine tại Crimea, một quân nhân bóc trần việc bị Kiev bỏ rơi.
Hãng tin RT trích dẫn một đoạn của bài viết cho hay: “Hôm nay, tôi đọc được bài phỏng vấn của Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền Igor Tenyukh. Ông ta nói rằng, ông ta vẫn duy trì liên lạc với tất cả các quân nhân đóng quân tại Cộng hòa tự trị Crimea, rằng tất cả các mệnh lệnh liên quan đã được đưa ra và tình hình ở đây đang nằm dưới sự kiểm soát. Nhưng chúng tôi chỉ nhận được 2 mệnh lệnh. Một là lệnh giữ nguyên vị trí và hai là lệnh “được phép nổ súng”. Đó là tất cả! Chúng tôi phải làm thế nào nếu bị tấn công? Không ai quan tâm cả”.
Quân tự vệ Crimea xông vào chiếm căn cứ không quân Belbek của Ukraine ngày 22/3.
 Quân tự vệ Crimea xông vào chiếm căn cứ không quân Belbek của Ukraine ngày 22/3.
Hôm qua (22/3), Các lực lượng tự vệ Crimea được xe bọc thép yểm trợ xông vào chiếm căn cứ không quân Belbek của Ukraine ở Crimea sau khi quân lính tại đây từ chối hạ vũ khí. Sau khi nắm quyền kiểm soát căn cứ không quân, hiện chính quyền Crimea đang đàm phán với Chỉ huy căn cứ này, Đại tá Yuliy Mamchur và các binh sĩ Ukraine được trao cơ hội hoặc là ở lại hoặc ra đi.

Cuộc sống người Tatar sau khi Nga sáp nhập Crimea

(Kiến Thức) - Cộng đồng người thiểu số Tatar là một mảnh ghép lớn trong bức tranh cuộc sống đa sắc màu ở Crimea.

Nga, dân tộc Ukraine và dân tộc Tatar là ba dân tộc chính ở khu bán đảo Crimea.
Nga, dân tộc Ukraine và dân tộc Tatar là ba dân tộc chính ở khu bán đảo Crimea. 

Tự vệ Crimea sẽ gia nhập hàng ngũ Quân đội Nga

(Kiến Thức) - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Vladimir Komoyedov hôm nay cho biết, lực lượng tự vệ Crimea sẽ được gia nhập vào hàng ngũ Quân đội Nga.

“Sau khi Crimea và Sevastopol sáp nhập vào Nga, lực lượng tự vệ của Crimea sẽ được cải tổ và thuộc biên chế của Quân khu miền Nam”, ông Komoyedov cho hay.
Komoyedov, cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga, nhấn mạnh việc thay đó nên được thực hiện nhanh chóng để tăng cường lực lượng quân dự bị ở Ukraine cũng như đảm bảo an ninh cho Crimea.