Lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga có hiệu quả?

(Kiến Thức) - Khi Mỹ tỏ ra khá mạnh tay, thì các quốc gia phương Tây khác lại "run tay" trong việc trừng phạt Nga sau quyết định sáp nhập Crimea của nước này.

Năm 1919, vụ cấm vận những chuyến hàng lương thực đã khiến Hoàng đế Đức quy phục. Nhận thấy “hiệu quả tiềm tàng” từ biện pháp này, Tổng thống Mỹ Wilson xác nhận tiếp tục sử dụng công cụ hữu hiệu này để giải quyết những mâu thuẫn quốc tế.
Gần một thế kỷ sau đó, loại “vũ khí” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết chỉ bởi niềm tin hoàn toàn sai lầm rằng, nó sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu. Hiện, Mỹ thực thi không dưới 24 biện pháp trừng phạt tùy theo mức độ hướng vào các mục tiêu khác nhau, từ vùng Balkan tới Zimbabwe.
Tổng thống Putin cùng lãnh đạo Crimea và Sevastopol ký hiệp ước sáp nhập.
Tổng thống Putin cùng lãnh đạo Crimea và Sevastopol ký hiệp ước sáp nhập.
Tuy nhiên, hiệu quả của những trừng phạt đó cũng là một dấu hỏi lớn. Đơn cử, sau nhiều năm Mỹ cấm vận, đất nước Cuba vẫn phát triển. Tại Iraq, phải cho tới khi bị tấn công bằng quân sự, số phận Tổng thống Saddam mới lâm nguy.
Đặc biệt, trường hợp về Iran là một thí dụ điển hình về tính hiệu quả của những biện pháp trừng phạt do Mỹ khởi xướng. Phải mất nhiều thời gian, nhóm P5+1 và Iran mới đạt được thỏa thuận mang tính đột phá vào hồi tháng 1/2014. Iran đã đồng ý giảm cấp độ làm giàu urani xuống 5% và ngừng vận hành các máy ly taamtrong vòng 6 tháng. Đổi lại, phương Tây sẽ nới lỏng một số biện pháp trừng phạt kinh tế lên nước này. Với thông tin này, một số trang báo thế giới đã dẫn lại lời các quan chức rằng, “chính những ép buộc về kinh tế đã buộc các giáo sĩ Hồi giáo ngồi vào bàn đàm phán”. Song, cộng đồng quốc tế cũng có một số nhìn nhận khác về vấn đề này. Cựu Đại sứ Mỹ William Miller từng có nhiều năm theo dõi các vấn đề Iran chia sẻ quan điểm: “Các biện pháp xử phạt đó chỉ càng làm cho giới chức Iran trở nên thách thức hơn”.
Cùng với đó, ông Trita Parsi, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Iran - Mỹ (NIAC) và là chuyên gia về quan hệ ngoại giao giữa hai nước này, nhận định: “Dường như điều quan trọng mà không ai để ý tới đó là Mỹ đã đưa ra những nhượng bộ quan trọng đối với Iran. Chính điều này mới là tác nhân làm cho cuộc đàm phán lịch sử trở thành sự thực. Người Iran mất nhiều năm để yêu cầu các quốc gia phương Tây công nhận quyền làm giàu urani của họ. Chính quyền Tổng thống Bush từ chối điều đó. Đến lượt Tổng thống Obama cũng không đồng tình với quan điểm này trong 4 năm liền. Tuy nhiên, bây giờ, Mỹ đã chấp nhận nó”.
Tổng thống Mỹ Obama thông báo lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Tổng thống Mỹ Obama thông báo lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Thực sự, Kế hoạch Hành động chung do Iran và nhóm P5+1 đạt hồi mùa thu năm ngoái chỉ rõ, Iran sẽ không tiếp tục làm giàu urani trên 5%. Chính điều này đã mặc nhiên công nhận rằng, Tehran có thể làm giàu urani. Vậy, những biện pháp trừng phạt của phương Tây lên Iran trong nhiều năm qua có ý nghĩa gì?
Giờ đây, cộng đồng quốc tế hướng về những động thái đáp trả của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea và Sevastopol. Với Moscow, Washington chọn phương án cấm thị thực cũng như đóng băng tài sản của một số cá nhân được coi là “tay chân” của lãnh đạo Nga. Có nhiều mối đe dọa chết người trong việc triển khai “những biện pháp trừng phạt thứ cấp” nhằm vào bất kì cá nhân hay công ty hỗ trợ tài chính cho chính quyền Nga. Đây là cách tiếp cận áp dụng cho những đối tượng gửi viện trợ cho thân nhân của họ ở Iraq khi Mỹ trừng phạt Tổng thống nước này, Saddam Hussein.
Trong khi Mỹ “khá” mạnh tay với Nga, EU bề ngoài tỏ ra mạnh dạn tuyên bố trừng phạt quốc gia này. Song, ở hậu trường, như bài báo của tờ Les Echos, “họ lại khá do dự”. Tất cả nguyên nhân sâu xa khiến EU run tay như vậy đều xuất phát từ sự lệ thuộc vào Nga về khí đốt. 36% khí đốt tiêu thụ hàng năm tại 28 thành viên trong khối này vẫn do Nga cung cấp. Ở đó, Đức và các nước Đông Âu ý thức được điều đó hơn ai hết. Đức mua vào đến 30 tỷ mét khối khí đốt từ Nga, Italy hơn 13 tỷ, Pháp hơn 7 tỷ mét khối. Còn Rumani lệ thuộc 100% vào khí đốt của Nga.

Nhiều thành phố Ukraine đòi trưng cầu dân ý giống Crimea

(Kiến Thức) -Khoảng 4.000 ngưởi biểu tình ủng hộ Nga đã tụ tập trước tòa nhà chính quyền thành phố miền đông Ukraine là Donetsk đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý giống Crimea.

Vào hôm 16/3, trong khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở nước Cộng hòa tự trị Crimea, những người dân ủng hộ Moscow tại thành phố Donetsk đã tiến hành cuộc biểu tình rầm rộ.
 Vào hôm 16/3, trong khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở nước Cộng hòa tự trị Crimea, những người dân ủng hộ Moscow tại thành phố Donetsk đã tiến hành cuộc biểu tình rầm rộ.

Đông Ukraine đào chiến hào phòng thủ trước Nga

(Kiến Thức) - Không chỉ rót kinh phí đào chiến hào và các công trình phòng thủ khác, Thống đốc ở Đông Ukraine còn triển khai xe tăng, súng máy tại biên giới với Nga.

Thống đốc tỷ phú của khu vực Donetsk, Sergei Taruta vừa công bố nguồn ngân sách địa phương ít ỏi sẽ được phân bổ cho việc xây một hệ thống chiến hào cũng như các công trình phòng thủ khác nhằm chỉ ra rằng, Ukraine sẽ phản công nếu Nga tấn công.

Ukraine đổ vũ khí hạng nặng về biên giới phía đông với Nga

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh tình hình ở Donetsk, Lugansk ngày càng căng thẳng, Ukraine rầm rập đưa xe bọc thép và các phương tiện chiến đấu hạng nặng tới biên giới phía đông với Nga.

Các khu vực phía đông của Ukraine, giáp biên giới với Nga bao gồm Donetsk và Lugansk đang ra sức phản đối việc Kiev tăng cường triển khai vũ khí và trang thiết bị quân sự hạng nặng tại đây. Động thái mới của Kiev đã kích động các cuộc biểu tình mạnh mẽ tại các thành phố Kharkov, Donetsk và Lugansk.
Người dân khu vực đã đăng tải các đoạn video chứng minh vũ khí và trang thiết bị hạng nặng được quân đội Ukraine triển khai tại đây.