Tuổi thọ của loài người có thể đạt tới 1.000

Tuyên bố về tế bào đặc biệt này của tiến sĩ Aubrey de Grey tại 1 buổi hội thảo khoa học đã làm rúng động cả thế giới.

Theo "Thần tiên truyện" thì Bành Tổ là cháu 6 đời của vua Chuyên Húc. Ông là người sống tới 767 tuổi mà vẫn còn khỏe mạnh. Ông đã trải qua nhà Hạ đến tận cuối thời nhà Ân và còn được mời giữ chức Đại phu. Thế nhưng tới sau thời nhà Thương và nhà Chu, trong sử sách hay truyền thuyết không còn thấy ghi lại ai sống trường thọ như vậy nữa.

Tuy nhiên, sau đó các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng, vào thời cổ đại, người xưa sử dụng cách tính 1 năm là 60 ngày, tức là 60 ngày sẽ được coi là 1 năm tuổi. Vì thế, tuổi thật của Bành Tổ chỉ đạt khoảng 127 tuổi. Dù vậy thì đối với hậu thế, một người có thể sống khỏe mạnh tới hơn 100 tuổi như Bành Tổ đã được coi là kỳ tích.

Con người có thể sống hơn 100 tuổi

Từ câu chuyện này, nhiều nhà khoa học bắt đầu theo đuổi việc nghiên cứu về các mã gen trường thọ của con người. Trong thế giới hiện đại, nhờ các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ y học phát triển thì tuổi thọ của loài người ngày càng cao. Vậy theo cách tính của họ thì tuổi thọ giới hạn của con người là bao lâu?

Ngay từ thế kỉ XIX, nhà thống kê học người Anh Benjamin Gompertz đã tính ra định luật tử vong của 1 người và gọi nó là định luật Gompertz-Makeham. Theo định luật này, tỷ lệ tử vong của 1 người sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 8 năm kể từ khi người đó bước qua độ tuổi 30.

Tuoi tho cua loai nguoi co the dat toi 1.000

Để chống lại sự lão hóa, con người bắt đầu theo đuổi việc tìm kiếm sự trường sinh bất lão. (Ảnh: Baidu)

Văn phòng Thống kê của vương quốc Anh đã đưa ra dự đoán rằng con người trong tương lai sẽ đạt mức tuổi thọ trung bình là 100. Theo dự báo này, phụ nữ ở Anh quốc sẽ đạt tuổi thọ bình quân 100 tuổi vào năm 2055, và nam giới đạt tuổi thọ 100 vào năm 2080.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Royal Society Open Science, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne (EPFL) đã sử dụng phương pháp ngoại suy để phân tích các dữ liệu hiện có. Họ đã thu thập được dữ liệu về tuổi thọ của hơn 1.100 người "siêu thọ" tại 13 quốc gia. Ngoài ra họ còn thu thập dữ liệu của những người cao tuổi tại Ý trong các năm từ 2009 đến 2015. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, con người có thể sống ít nhất tới 130 tuổi hoặc lâu hơn nữa. Tuy tỷ lệ này thấp nhưng không phải là không có.

Tuoi tho cua loai nguoi co the dat toi 1.000-Hinh-2

Tiến sĩ Ronald DePinho và nhóm cộng sự đã thành công trong thí nghiệm "cải lão hoàn đồng" trên chuột. (Ảnh: Đại học Harvard)

Không cam tâm với kết quả này, một nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc Viện ung thư Dana-Farber ở Ɓoston đã bắt tay vào tìm kiếm bí mật của sự trường sinh bất lão. Sau đó, tiến sĩ Ronald DePinho và các cộng sự củɑ ông đã tìm thấy sự đột phá về việc chống lão hóa giúp con người duy trì thanh xuân mãi mãi. Nội dung củɑ nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Ɲature.

Nhóm của tiến sĩ Ronald DePinho đã đảo ngược được các tác động củɑ sự lão hoá đối với động vật thông quɑ những thử nghiệm trên loài chuột. Họ đã tạo ra những con chuột mɑng gen chứa enzym telomerase có thể kiểm soát được. Loại enzym có tên telomerase này chính là enzym giúp cho telomere duy trì. Những con chuột mang enzym này đều lão hóa rất sớm.

Từ những con chuột này, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng, nếu tái kích hoạt lượng enzym telomerase thì các đoạn telomere sẽ được khôi phục và các triệu chứng của tuổi già cũng sẽ giảm đi. Chỉ trong 2 tháng được cho sử dụng thuốc tăng lượng enzym telomerase, những con chuột này đã phát triển nhiều tế bào mới đến mức có thể coi như "cải lão hoàn đồng".

Sau khi nhóm của tiến sĩ Ronald DePinho công bố kết quả cuộc nghiên cứu này, giới khoa học đã nổ ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, xét trên thực tế, thí nghiệm vẫn chỉ là mới thực hiện trên động vật và chỉ mang tính lý thuyết.

Con người bất tử liệu có tốt?

Vào năm 2015, Tiến sĩ Aubrey de Grey - nhà lão khoa người Anh, người sáng lập dự án giảm thiểu quá trình lão hóa (SENS) có trụ sở tại Mỹ đã làm rúng động thế giới khi tuyên bố rằng con người có thể sống thọ tới 1.000 tuổi tại 1 hội thảo khoa học.

Sở dĩ tuyên bố này gây ra làn sóng dư luận là bởi con số này dường như nằm ngoài tầm với của loài người. Thế nhưng Tiến sĩ Aubrey de Grey đã đưa ra dẫn chứng về tế bào bất tử Hela. Theo ông, tiền đề của quá trình lão hóa của con người là do tế bào chết đi sau khoảng 56 lần phân chia. Tuy nhiên, tế bào Hela khác với tế bào bình thường của con người bởi nó chính là tế bào bất tử.

Tế bào này tình cờ được tạo ra bởi George Otto Gey, một nhà khoa học tại bệnh viện Johns Hopkins, Maryland, Mỹ vào năm 1951. Ông lấy mẫu từ một người phụ nữ da đen mắc bệnh ung thư tên là Henrietta Lacks. Sau đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho tế bào là Hela và nó nhanh chóng trở thành mẫu vật vô giá với y khoa toàn cầu.

Tuoi tho cua loai nguoi co the dat toi 1.000-Hinh-3

Theo tiến sĩ Aubrey de Grey, tế bào Hela là chìa khóa của sự bất tử của con người. (Ảnh: Baidu)

Khác với các tế bào người bình thường, tế bào Hela có thể tồn tại và sinh sản bình thường trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học đã sử dụng chúng trong nghiên cứu vắc xin bại liệt, thử nghiệm trong môi trường không trọng lực, nhân bản, tạo bản đồ gen và nuôi cấy mô.

Với giới y học, việc sở hữu tế bào bất tử là vô cùng quan trọng trong nghiên cứu. Cho đến nay, ngoài tế bào Hela, chưa ai tìm ra tế bào bất tử nào khác. Kể từ sau khi bước sang thế kỷ 21 tới nay, đã có 5 công trình nghiên cứu dựa trên tế bào Hela đoạt giải Nobel. Và tiến sĩ Aubrey de Grey cho rằng nếu khám phá được bí mật của tế bào Hela, con người có thể sống tới 1.000 tuổi.

Nhưng các nhà khoa học cũng đưa ra băn khoăn rằng liệu loài người khi duy trì được sự bất tử có thực sự tốt hay không? Họ cho rằng không có sự sống bất tử trên Trái đấy là có lý do riêng của nó. Nếu loài người có thể bất tử, dân số sẽ tăng lên quá nhiều, tài nguyên cạn kiệt và tất cả chúng ta cũng như Trái đất đều sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng.

Tiết lộ gây choáng về bộ lạc không đầu bị nghi có thật trên Trái đất

Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người luôn tìm cách khám phá sâu hơn nữa vào thế giới xung quanh, thâm nhập vào những điểm tối trên bản đồ.

Tiet lo gay choang ve bo lac khong dau bi nghi co that tren Trai dat

Bản in miêu tả người không đầu trong quyển “Khám phá Guiana” của Sir Walter Raleigh.

Từ đây, nhiều câu chuyện hấp dẫn được lan truyền, nổi bật trong số này là các tường trình về bộ tộc người không đầu.

Những tài liệu về người không đầu

Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về những bộ lạc người không đầu bí ẩn sống nơi hoang dã chưa được khai phá trên thế giới đến từ Libya và các khu vực khác của Bắc Phi, đặc biệt dọc theo hệ thống sông Nile.

Nơi đây được cho là có một bộ tộc đáng sợ, gồm những người đàn ông to lớn, cao từ 2m đến 3,5m, với đặc điểm khác thường là không có đầu, khuôn mặt nằm ở ngực. Họ cực kỳ hung dữ, ăn thịt dã thú và cả đồng loại.

Một trong những đề cập sớm nhất liên quan đến sinh vật này thuộc về một nhà thám hiểm Hy Lạp nổi tiếng, Herodotus sống vào thế kỷ thứ V trước CN. Trong tác phẩm Histories (Lịch sử) của mình, ông đã gọi họ là Akephaloi, có nghĩa là “những người không đầu”.

Herodotus cho biết, đã nói chuyện với một số người Libya và được họ khẳng định, người không đầu là có thật chứ không phải chuyện thần thoại.

Câu chuyện về bộ tộc không đầu có thể bị chìm vào quên lãng, nếu không có những tường trình của một số nhà thám hiểm sau đó.

Sau Herodotus mấy trăm năm, nhà tự nhiên học và triết học tự nhiên người La Mã, Pliny the Elder (23 – 79 CN) cũng đã đề cập đến những người không đầu. Ông từng đi nhiều nơi trên thế giới, viết về các hiện tượng địa lý, tự nhiên khác nhau, cũng như mô tả các sinh vật hoặc dân tộc kỳ lạ, huyền bí, đặc biệt là những người không đầu thuộc châu Phi, mà ông gọi là Blemmyae.

Trong tác phẩm Natural History (Lịch sử tự nhiên) của mình, ông viết rằng họ “không có đầu, miệng và mắt được đặt trên ngực” và khẳng định đó là một bộ tộc du mục sống lang thang trên hệ thống sông Nile,bản tính man rợ,hiếu chiến khiến người bản xứ trong vùng phải tránh xa. Ngoài ra, cũng theo Pliny the Elder, còn có một bộ tộc gồm những người không đầu sống ở Ấn Độ.

Đến năm 1211, nhà thám hiểm Fermes đã viết về một bộ lạc gồm “những người không có đầu, da màu vàng kim, cao khoảng 3,5m, sống trên một hòn đảo ở Brisone (Ethiopia)”. Năm 1349, một học giả, nhà văn người Đức, Conrad of Megenberg cũng viết về “những người không đầu, cơ thể phủ đầy lông như loài thú hoang” trong tác phẩm Buch der Natur (Sách của thiên nhiên).

Sau đó là quyển The Travels of Sir John Mandeville (Những chuyến du hành của ngài John Mandeville) - một hồi ký của chính Sir John Mandeville được lưu hành từ khoảng năm 1357 - 1371, cũng đề cập đến “những người xấu xí với thân hình bẩn thỉu, rất đáng sợ vì không có đầu, còn đôi mắt thì ở trên vai”. Trường hợp này được tường trình là ở đâu đó thuộc châu Á.

Những câu chuyện về người không đầu trở nên phổ biến trên khắp châu Âu, khơi dậy trí tưởng tượng của các nhà thám hiểm, và sinh vật kỳ lạ này bắt đầu xuất hiện trên các bản đồ trong suốt thời Trung cổ, nổi bật là bản đồ năm 1513 của đô đốc Ottoman và nhà vẽ bản đồ Piri Reis, xác định họ ở gần Brazil.

Họ được mô tả là nhỏ hơn và hiền dịu hơn những người anh em ở châu Phi, với chú thích “Những sinh vật hoang dã này có chiều cao 7 gang tay. Khoảng cách giữa hai mắt của họ khoảng một gang. Tuy nhiên, người ta cho rằng họ là những người vô hại”. Các bản đồ khác ghi nhận họ ở Ấn Độ, nhưng phổ biến nhất là những miêu tả về họ ở châu Phi, đặc biệt là Ethiopia, với mắt ở vai thay vì ở ngực.

Các tường trình về những người không đầu vẫn tiếp tục vào kỷ nguyên Khám phá. Khoảng năm 1589, nhà văn người Anh, Richard Hakluyt, đã mô tả chuyến đi của John Lok đến Guinea, trong đó ông này gặp “người không có đầu” ở những khu rừng rậm.

Một trong những tường trình nổi tiếng về sinh vật lạ này là của nhà thám hiểm huyền thoại Sir Walter Raleigh. Trong một chuyến đi dọc theo sông Caura của Guiana ở Nam Mỹ vào năm 1595, ông cho biết đã từng nghe nói về một bộ lạc người không đầu sống ở đây và ông mô tả họ trong quyển Discovery of Guiana (Khám phá Guiana) của mình như sau: Dọc theo dòng sông Caora, có một tộc người mà đầu của họ không nhô lên quá vai.

Mặc dù, đây có thể được cho là chuyện hoang đường, nhưng về phần tôi, tôi tin là thật, bởi vì mọi đứa trẻ ở các tỉnh Arromaia và Canuri đều khẳng định như vậy. Tộc người này được gọi là Ewaipanoma, có mắt ở vai, miệng ở giữa ngực và một chùm tóc dài vuốt ngược giữa vai.

Tiet lo gay choang ve bo lac khong dau bi nghi co that tren Trai dat-Hinh-2
Người không đầu được mô tả trên bản đồ năm 1599.

Không đầu hay cải trang?

Những tường trình trên đã đưa đến việc các tộc người này được mô tả nhiều trên bản đồ Tân thế giới. Mặc dù, những khám phá ở vùng đất mới, xa xôi luôn kết hợp với nhiều câu chuyện về giống loài kỳ lạ, nhưng người ta vẫn luôn tự hỏi tại sao những người không đầu lại xuất hiện dai dẳng trong suốt chiều dài lịch sử và vì sao họ thường được nhắc đến như những con người thực sự.

Mặc dù ý tưởng về một cái đầu ở giữa ngực có vẻ vô lý, nhưng cũng đã có những giả thuyết giải thích sự kỳ dị này. Có ý kiến cho rằng, người không đầu thực ra là những người bị dị tật bẩm sinh khiến vai của họ nhô cao hơn bình thường, hoặc một số tộc người cố tình thay đổi cơ thể của họ như vậy.

Còn theo một giả thuyết khác, các nhà thám hiểm có thể đã bắt gặp những người bản địa, mặc quần áo hoặc đội những chiếc mũ kỳ lạ, thậm chí mang những chiếc khiên che ngực vẽ khuôn mặt trên đó, mà nhìn thoáng qua dễ bị nhầm là cá thể không đầu.

Một số người thì cho rằng đây là các cá thể hominid (họ người) rậm lông, hoặc những sinh vật giống Bigfoot, thậm chí là người ngoài hành tinh hoặc người xuyên không gian.

Thực sự những gì chúng ta biết là các bộ lạc người không đầu đã được tường trình nhất quán trong suốt lịch sử. Họ vẫn là một bí ẩn và là nguồn cảm hứng cho những tác giả viết về khoa học viễn tưởng.  

Bị thỏ đánh bại, một loài người “siêu nhân” tuyệt chủng

Loài người "siêu nhân" Neanderthals với nhiều kỹ năng "vượt thời đại" và là những thợ săn ma mút, quái thú tiền sử tài tình...

Theo Acient Origins, nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều trường đại học ở Tây Ban Nha và Anh đã cố lý giải sự tuyệt chủng của người Neanderthals ở châu Âu vào khoảng 40.000 năm trước.