Tụng kinh

Đọc kinh trên internet không hề dính dáng đến tội ăn cắp...

HỎI: Tôi là Phật tử mới quy y, hàng ngày ở nhà vẫn giữ thời khóa tụng đọc kinh và niệm Phật. Tôi rất thích tìm đọc kinh sách trên internet. Và khi thấy kinh nào hay thì tôi tụng đọc theo thời khóa hàng ngày ngay trên máy vi tính. Hiện nay tôi đang đọc tụng kinh Ánh sáng hoàng kim, mỗi ngày một phẩm và niệm Phật thêm đến khi tàn một cây hương. Về sau này, tôi có nghe người ta nói rằng: 1/ Đọc kinh trên internet là ăn cắp kinh, sẽ có tội. 2/ Cư sĩ thì không được đọc các kinh lớn và lạ như kinh Ánh sáng hoàng kim. Nhưng khi tôi hỏi tại sao thì người ấy không trả lời được. Xin quý Báo chia sẻ thêm về vấn đề này.
(NGUYÊN TÂM, richardchili2007@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Nguyên Tâm thân mến!
Dù bạn không thường đọc kinh trước bàn thờ Phật mà hay đọc kinh “bản điện tử” ngay trên máy tính, đúng theo thời khóa hàng ngày, lại còn thêm công phu niệm Phật nữa, thiết nghĩ đây cũng là một cách tu tập trong vô lượng pháp tu của nhà Phật.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đối với ý kiến “Đọc kinh trên internet là ăn cắp kinh, sẽ có tội” là hoàn toàn sai. Kinh điển (tiếng Việt) được Tăng Ni và Phật tử đưa lên internet nhằm phục vụ cho những người có duyên lành tìm đọc dễ dàng hơn, hoàn toàn miễn phí, bất vụ lợi. Nên tìm đọc kinh trên internet không hề dính dáng đến tội ăn cắp hay vi phạm bản quyền, ngược lại ai đọc kinh mà hiểu rồi ứng dụng lời Phật dạy để tu học thì được phước báo vô lượng.
Còn ý kiến “Cư sĩ thì không được đọc các kinh lớn và lạ như kinh Ánh sáng hoàng kim” cũng không ổn. Bởi lẽ, những kinh điển do các bậc cao tăng như HT.Thích Trí Quang, HT.Thích Trí Tịnh… dịch giải thì hàng cư sĩ rất nên tụng đọc.
Riêng đối với Phật tử sơ cơ, tụng đọc kinh theo trình tự từ căn bản đến nâng cao sẽ dễ dàng “thâm nhập kinh tạng” hơn. Muốn vậy, tham vấn ý kiến của chư Tăng trước khi tụng đọc một bộ kinh để có lợi ích thiết thực là điều nên làm.
Chúc bạn tinh tấn!

Bí ẩn tài sản thiêng liêng của người xuất gia

Nhiều phật tử nhìn thấy nhà sư khoác áo cà sa, tay bưng bình bát nhưng không phải ai cũng hiểu được “bí ẩn” về hai tài sản thiêng liêng này.

Áo cà sa tượng trưng cho Đạo pháp

Thông điệp của Đức Dalai Lama

Đức Dalai Lama đã gửi một thông điệp video đến Hội nghị lần thứ nhất Liên minh Phật giáo Thế giới (IBC) tổ chức tại Delhi, Ấn Độ từ 9/9 tới 12/9.

"Phật giáo như các tôn giáo khác trên thế giới đều thuyết giảng về sự phát triển và phát huy đạo đức, tình yêu, lòng từ bi, khoan dung và sự hài lòng", Đức Dalai Lama cho biết trong thông điệp của mình.

Phật pháp lấp lánh hơn dưới ánh sáng khoa học

Khi nhà thiên văn chụp được những thiên hà đúng như Phật tả về Hoa tạng thế giới thì chính là kinh Phật lấp lánh dưới ánh sáng khoa học.

Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỷ ngôi sao. Mà Trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ Ngân hà.