Từ vụ Ngân “gốm” bị bắt, làm sao để lừa đảo online hết đất sống?

Cùng với sự phát triển của công nghệ, lừa đảo trực tuyến đang nở rộ và trở thành trào lưu kiếm tiền bất chính của 1 bộ phận người bất lương. Vậy chúng ta cần làm gì để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo online?

Vừa qua (18/8), Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Đỗ Thị Kim Ngân (tức Ngân "gốm", 36 tuổi, trú tại huyện Gia Lâm) để làm rõ hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bước đầu, Ngân thừa nhận đã chiếm đoạt hơn 200 triệu đồng của khoảng 10 nạn nhân.
Ngân khai nhận bản thân lập nhiều tài khoản Facebook như "Ngân Gốm", "Đỗ Thị Kim Ngân Paula"… để livestream, rao bán các sản phẩm từ gốm và nhiều hàng hóa khác trên mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, sau khi gây dựng được hình ảnh trên mạng xã hội mình là nữ đại gia trẻ, thành công, lắm tiền, đi xe đẹp... Ngân bắt đầu kêu gọi từ thiện, cứu trợ các vùng gặp thiên taim người khó khăn. Tuy nhiên, khi mọi người chuyển tiền thì Ngân cắt liên lạc rồi sử dụng số tiền lừa đảo được để chi tiêu cá nhân.
Tu vu Ngan “gom” bi bat, lam sao de lua dao online het dat song?
Đỗ Thị Kim Ngân tức Ngân "gốm" 
Bằng thủ đoạn tương tự của Ngân, Nguyễn Thành Đại đã rủ Đào Thị Thu Hà (22 tuổi) lập ra các tài khoản Facebook rồi tuyển CTV bán hàng online. Mỗi sản phẩm túi xách có giá từ 200.000 - 500.000 đồng bị cặp đôi này thổi giá thành hàng "xịn" giá từ 8-12 triệu. Sau đó, Đại và Hà bỏ giá sỉ cho CTV từ 8-10 triệu đồng/ túi. Khi các CTV chuyển tiền, Đại - Hà chuyển trả túi xách rẻ tiền, thậm chí là chặn tài khoản, cắt liên lạc, ôm tiền bỏ trốn. Ngày 8/8, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã bắt giữ ổ nhóm lừa đảo này. 
Tu vu Ngan “gom” bi bat, lam sao de lua dao online het dat song?-Hinh-2
Nguyễn Thành Đại và Đào Thị Thu Hà tại cơ quan Công an.
Một hình thức lừa đảo trên mạng khác cũng được cơ quan chức năng triệt phá nhiều trong thời gian gần đây là mượn danh từ thiện. Cụ thể, Trần Văn Lâm (23 tuổi, ngụ tỉnh Hà Nam) lập fanpage Facebook đăng gần 250 bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là câu chuyện về các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo. Tin vào những thông tin này, đã có hàng ngàn nhà hảo tâm gửi tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng đến tài khoản ngân hàng do Lâm tạo lập, quản lý. Số tiền này Lâm không trao tặng cho ai cả mà chiếm đoạt, chi tiêu cá nhân. Năm 2020, Lâm bị công an bắt giữ. 
Tu vu Ngan “gom” bi bat, lam sao de lua dao online het dat song?-Hinh-3
Đối tương Trần Văn Lâm. 
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Vũ Thế Bình, CEO NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, kẻ lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người dùng Internet theo các tiếp cận thông thường là mời chào một lợi ích hay một mối quan tâm hấp dẫn gì đó, hoặc nêu một mối đe doạ nào đó đối với người dùng.
Ông Bình cho biết thêm, nếu người dùng thiếu tỉnh táo hoặc thiếu cảnh giác thì có thể thực hiện theo các yêu cầu, các bước dẫn dắt của kẻ lừa đảo. Các thủ đoạn lừa đảo trên mạng rất đa dạng, có thể qua mạng xã hội, qua các kênh chat... với nhiều kiểu nội dung khác nhau.
Tu vu Ngan “gom” bi bat, lam sao de lua dao online het dat song?-Hinh-4
Ông Vũ Thế Bình, CEO NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam.
Ở góc độ cảm xúc, người dùng nên tập thói quen bình tĩnh xem xét nội dung tin tức hoặc nội dung thông tin mời chào hay đe doạ. Tiếp đó, tìm cách kiểm chứng, xác thực thông tin thông qua việc tham khảo các kênh thông tin khác, tham khảo bạn bè người thân, hay tìm hiểu thêm thông tin liên quan trên Internet để tránh trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo trên mạng.
"Ở góc độ thao tác thì hạn chế truy cập vào những liên kết thiếu tin cậy. Nếu người dùng sử dụng máy tính thì nên có cài đặt các phần mềm chống virus và mã độc, một số phần mềm có tính năng phát hiện các trang web lừa đảo trực tuyến. Với các dữ liệu, thông tin cá nhân quan trọng như danh tính, thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu... thì tuyệt đối không cung cấp và nhập vào các trang web hay ứng dụng mà không kiểm chứng cẩn thận" - Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho hay.
>>>>> Xem thêm video: Tây Ninh: Bị bắt vì lừa chạy án, chiếm đoạt hơn nửa tỷ đồng

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Phát hiện thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi qua mạng xã hội

Lợi dụng việc mua bán qua mạng xã hội, chuyển tiền thanh toán qua Internet banking, Long đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo người mua hàng ở Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng.

Ngày 4-8, Công an quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng cho hay, cơ quan CSĐT Công an quận vừa phát hiện, bắt tạm giam Hoàng Tuấn Long (SN 2001, trú tại phường Hồ Nam, quận Lê Chân), để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phat hien thu doan lua dao het suc tinh vi qua mang xa hoi
Hoàng Tuấn Long - Ảnh: Công an Hải Phòng 

Lật tẩy 6 chiêu lừa đảo tinh vi đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Công nghệ phát triển tạo ra môi trường hoàn hảo cho những chiêu thức lừa đảo hoành hành. Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Lat tay 6 chieu lua dao tinh vi doat tien trong tai khoan ngan hang
Đầu tiên là chiêu thức lừa đảo qua gửi thư điện tử (email), các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ ngân hàng, đối tác công ty để gửi thư đề nghị con mồi cung cấp các thông tin cá nhân như thông tin tài khoản ngân hàng, CMND, mật khẩu... để đăng nhập lại tài khoản đã bị khoá hay nhận quà.