Phát hiện thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi qua mạng xã hội

Lợi dụng việc mua bán qua mạng xã hội, chuyển tiền thanh toán qua Internet banking, Long đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo người mua hàng ở Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng.

Ngày 4-8, Công an quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng cho hay, cơ quan CSĐT Công an quận vừa phát hiện, bắt tạm giam Hoàng Tuấn Long (SN 2001, trú tại phường Hồ Nam, quận Lê Chân), để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phat hien thu doan lua dao het suc tinh vi qua mang xa hoi
Hoàng Tuấn Long - Ảnh: Công an Hải Phòng 
Bước đầu, tại cơ quan công an, Long khai nhận đã sử dụng mạng xã hội thực hiện 5 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa TP Hải Phòng và 2 vụ tại Bắc Giang, Đà Nẵng.
Theo thông tin ban đầu, những tháng gần đây, Công an quận Ngô Quyền nhận được thông tin về các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn mới rất tinh vi. Đối tượng lợi dụng người dân nhẹ dạ mua bán qua mạng xã hội, chuyển tiền thanh toán qua Internet banking để chiếm đoạt tiền của người mua hàng…
Điển hình, do không còn nhu cầu sử dụng máy ảnh Sony A6300 nên sáng 2-5, anh P.H.H., ở quận Hải An, TP Hải Phòng, đăng bài bán máy ảnh trên mạng xã hội. Khoảng 18 giờ 15 phút ngày 3-5, anh N.T.B., ở quận Ngô Quyền, nhận được điện thoại từ một người tên Minh thỏa thuận về việc bán một chiếc máy ảnh hiệu Sony A6300. Minh nói sẽ nhờ người mang đến cho B. xem, đồng thời dặn anh là Minh không muốn gia đình biết nên bảo người mang máy đến kiểm tra, đừng nhắc đến chuyện mua bán.
Đến tối cùng ngày 2-5, anh P.H.H. cũng nhận được điện thoại của 1 nam giới xưng tên Minh, nói muốn mua máy ảnh với giá 13,5 triệu đồng và yêu cầu anh mang máy ảnh đến để "anh của Minh kiểm tra máy" và dặn anh H. không nói gì về việc mua bán. Đến 19 giờ cùng ngày, anh H. mang máy ảnh đến cho anh N.T.B. kiểm tra.
Trong quá trình xem máy ảnh, đối tượng xưng là Minh liên tục gọi cho anh B. hối thúc chuyển 5 triệu đồng là tiền mua chiếc máy ảnh trên. Anh B. đồng ý và bảo mẹ mình chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Văn Minh số tiền 5 triệu đồng.
Sau khi chuyển tiền xong, anh B. nói với anh H. là đã chuyển tiền mua máy ảnh cho Minh và đề nghị giao máy. Lúc này, cả anh H. và B. mới "té ngửa" là mình đã bị đối tượng Minh cho "ăn trái đắng".
Tiếp đó, ngày 25-5, chị T.A., ở quận Ngô Quyền, rao bán một chiếc điện thoại iPhone 12 Promax trên mạng xã hội. Khoảng 20 giờ ngày 25-5, chị nhận điện thoại từ một nam thanh niên tên Việt Anh thỏa thuận mua điện thoại và yêu cầu chị mang máy đến đường Lương Khánh Thiện, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền để bạn của Việt Anh kiểm tra.
Trước đó, vào lúc 17 giờ 30 cùng ngày, anh T.Q.H., trú tại phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, cũng nhận được điện thoại của 1 nam giới tên Việt Anh nói muốn bán một chiếc điện thoại Iphone Promax và hẹn 21 giờ cùng ngày sẽ bảo shipper mang đến cho anh H. kiểm tra máy, đồng thời dặn anh không nói chuyện với shipper.
Đúng hẹn, khi chị T.A. mang điện thoại đến địa chỉ đã hẹn đưa cho anh T.Q.H. kiểm tra. Anh H. cho nhân viên kiểm tra điện thoại xong liền gọi cho Việt Anh thống nhất giá mua là 15.360.000 đồng. Anh H. đã chuyển khoản cho Việt Anh qua internet Banking tới tài khoản mang tên Trần Việt Anh số tiền 15.360.000 đồng. Sau khi chuyển tiền xong, cả anh H. và chị T.A. mới tá hỏa vì biết mình cùng bị lừa.
Khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, ngày 24-7, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Ngô Quyền đã bắt giữ nghi phạm là Hoàng Tuấn Long. Bước đầu, Long khai nhận ngoài 2 vụ là đảo trên, cũng với thủ đoạn này, đối tượng này đã tiếp tục lừa thêm 3 phi vụ nữa nữa tại địa bàn Hải Phòng. Thấy "ngon ăn", Long tiếp tục lừa đảo tại Bắc Giang và Đà Nẵng để kiếm tiền trên sự cả tin của các nạn nhân.
Qua quá trình điều tra, Công an Quận Ngô Quyền tiến hành xác minh tất cả các số tài khoản ngân hàng mà Long dùng để giao dịch thì phát hiện các tài khoản trên đều là do hắn sử dụng Chứng minh nhân dân giả để mở, còn số điện thoại dùng để giao dịch đều là sim rác, không xác định được chủ thuê bao.

Người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ COVID-19?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Vậy người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Nghị quyết 68 và hướng dẫn tại Quyết định 23 về mức hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng. Theo Quyết định 23, người lao động trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được nhận tiền hỗ trợ 1 lần với mức thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 3,71 triệu đồng/người từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ. 

Lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ được hỗ trợ 1 lần bằng tiền mặt.

Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của người lao động tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021.

Mức hỗ trợ 1 lần như sau: Người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1,855 triệu đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3,71 triệu đồng/người.

Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?
Ảnh minh họa.

Lao động bị ngừng việc được hỗ trợ 1 triệu đồng/người

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 điều 99 bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ 1 lần với mức 1 triệu đồng/người.

Lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ một lần 3,71 triệu đồng/người.

Lao động mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người

Đối với lao động nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi COVID-19, ngoài được nhận hỗ trợ 1 lần, sẽ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Lao động đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.

Lưu ý tất cả những lao động này đều đã tham gia đóng BHXH.

Trẻ em được hỗ trợ tất cả chi phí khi đi cách ly, điều trị và hỗ trợ thêm 1 triệu đồng

Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn theo quy định, được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4 đến hết ngày 31/12/2021.

Nghệ sĩ chức danh nghề hạng IV được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người

Theo đó, đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 – 31/12/2021 sẽ được hỗ trợ 1 lần 3,71 triệu đồng/người.

Hướng dẫn viên được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người

Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và đủ các điều kiện: Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên các Hiệp hội về hướng dẫn du lịch; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDV du lịch tại điểm.

Hạn cuối nộp hồ sơ là 31/1/2022, nếu đủ hồ sơ trong thời gian trên cũng được trợ 1 lần là 3,71 triệu đồng/người. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, có hơn 26.000 HDV cón thẻ còn hiệu lực.

Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 được hỗ trợ 3 triệu đồng

Nhóm hộ kinh doanh được hỗ trợ với các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Mức hỗ trợ cho hộ kinh doanh là 3 triệu đồng/hộ và lĩnh 1 lần, được trích từ Ngân sách nhà nước.

Người được xác định là F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày

Đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0) từ ngày 27/4 – 31/12/2021 được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4 đến ngày 31/12/2021, được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Lao động tự do được hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày

Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác sẽ do địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần, hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa... được hỗ trợ 1,5 triệu đồng

Theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội, các nhóm lao động tự do được hỗ trợ thuộc các ngành nghề kinh doanh không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động được cụ thể hóa trong 7 văn bản chống dịch ban hành từ 30/4 - 18/7.

Theo đó, các nhóm đối tượng lao động tự do được hỗ trợ gồm: Nhân viên quán karaoke, bar, vũ trường, game; phục vụ quán ăn, uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè; nhân viên nhà hàng, quán bia, bia hơi; người làm việc trong các cửa hàng ăn uống khu vực bị phong tỏa, cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ bị mất việc khi thành phố chỉ cho bán hàng ăn uống mang về; nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa..; lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu phải tạm dừng theo công điện 15 ngày 18.7...

Bé gái rơi chung cư tử vong: Mảnh để lại giấy viết gì?

Sau khi phát hiện sự việc Bé gái rơi chung cư tử vong, người thân vào phòng phát hiện tại đây có mảnh giấy Q.A để lại với nội dung ngắn gọn: "Tạm biệt, tôi đi nhé".

Be gai roi chung cu tu vong: Manh de lai giay viet gi?

Sáng 4/8, nhiều giờ sau vụ việc bé gái Q.A (12 tuổi, ở tầng 12, chung cư HH4C Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội rơi xuống khu vực giếng trời tầng 3 tử vong nhiều người thân và người dân vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót. 

Be gai roi chung cu tu vong: Manh de lai giay viet gi?-Hinh-2

Sau khi hoàn tất thủ tục khám nghiệm hiện trường, lực lượng Công an đã đưa thi thể cháu bé xấu số về nhà xác Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn. Trong chiều ngay, người thân sẽ làm lễ tang đưa tiễn Q.A về quê nhà ở tỉnh Hà Nam để an táng.