Từ miền Nam về quê ăn Tết, vợ chồng nghèo gặp cảnh đỏ mặt

Trong bữa ăn, tôi hỏi vợ xem Tết này công ty thưởng cho bao nhiêu, nhà tiết kiệm được bằng nào để sắp xếp về quê nhưng tôi chưa nói xong cô ấy đã kêu trời.

Vợ chồng tôi sinh ra ở miền Bắc nhưng đi lập nghiệp ở miền Nam. Vì kinh tế không dư dả nên phải mấy năm, chúng tôi mới về quê ăn Tết một lần.

Hai năm trước dịch bệnh, vợ chồng tôi bị mất việc nên không thể về quê. Năm nay, tuy đã tìm được việc làm, muốn đưa cả nhà về quê ăn Tết nhưng tôi nhẩm tính sơ sơ cũng hết 40 triệu đồng.

Nhìn lại số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, tôi chắc chắn không đủ tiền để về quê.

Biết rõ vậy nhưng trong bữa ăn, tôi vẫn hỏi vợ xem Tết này công ty thưởng cho bao nhiêu, nhà tiết kiệm được bằng nào để sắp xếp về quê. Tôi chưa nói xong cô ấy đã kêu trời: “Chi tiêu hàng ngày anh không thấy tôi phải tính toán chi li, bớt chỗ nọ, bù chỗ kia để làm sao dư ra một chút còn phòng lúc ốm đau bệnh tật à? Anh có tiền thì anh về. Còn tôi, không có tiền thì tôi ở lại. Về quê mà ít tiền mọi người khinh thường anh không thấy ngại à?”.

Tu mien Nam ve que an Tet, vo chong ngheo gap canh do mat

Ảnh minh họa

Vợ nói vậy tôi bỗng nhớ lại mấy năm trước. Đúng là vợ chồng tôi rơi vào tình huống dở khóc dở cười. Sau mấy năm không về, vợ chồng tôi thu xếp tiền nong, chuẩn bị quà cáp để biếu anh em, họ hàng gần.

Quà tôi chuẩn bị biếu mỗi gia đình là 1 kg cà phê xay thơm lừng, mấy lạng tiêu sọ mà tôi phải cất công đến tận xưởng mua cho đảm bảo chất lượng.

Nhưng tôi chưa kịp mang biếu, bà chị dâu đi qua thấy tôi đang sắp xếp liền cầm gói quà lên và hỏi: “Chú thím có gì cho mọi người vậy? Tôi chẳng mua gì vì mang vác vất vả mà chắc gì mọi người thích nên cứ cho mỗi nhà 1 triệu, muốn mua gì thì tùy”.

Tôi chưa kịp trả lời chị lại bồi tiếp một câu: “Bằng cà phê à? Lại phải pha nữa chứ. Giờ có ai pha đâu, bẩn cốc chén; còn hạt tiêu người ta xay sẵn bán đầy ra, chú lôi tha về làm gì cho mệt”. Tôi á khẩu không nói được câu nào.

Không chỉ có thế, trong mấy ngày Tết, vợ chồng tôi lại thêm một lần sượng sùng nữa. Sáng mùng 1 Tết, theo thông lệ, con cháu sẽ mừng tuổi ông bà và người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ. Vợ tôi đã chuẩn bị các bao lì xì để mừng tuổi bố mẹ và các cháu.

Vừa mừng xong, bà chị lại bô bô: “Năm nay chắc chú thím làm ăn được nên mừng tuổi mọi người nhiều đây. Chị không có nhiều, chỉ có bây nhiêu mừng tuổi mọi người thôi. Mà cứ mừng thẳng luôn, làm gì phải phong bao, phong bì, mất công bỏ, mất công bóc, không may lại nhầm lẫn của người nọ với người kia, rắc rối ra”.

Vừa nói chị vừa rút trong túi ra xấp tiền 500 nghìn mới cứng, xỉa ra mừng tuổi mọi người. Nhìn chị xỉa tiền như múa mà tôi hoa cả mắt. Đã vậy đứa cháu nội của chị cầm bao lì xì vợ tôi vừa đưa, bóc ngay trước mặt rồi hét toáng lên: “Có 50 nghìn bọ, thôi cháu không cầm đâu. Cháu chả có đồng tiền nào bé như vậy”. Nó nói xong vứt trả lại bao lì xì trên bàn. Vợ tôi cúi mặt thở dài.

Tôi bất ngờ, không hiểu sao một đứa trẻ lại thốt ra những lời như vậy. Nhưng nghĩ cũng phải, chị tôi có cách suy nghĩ, hành xử như vậy thì đương nhiên cháu chị sẽ bị nhiễm thôi. Nghĩ mà buồn!

Theo phong tục Tết xưa, mừng tuổi cho người già là để mong tuổi thọ, con trẻ là ngoan ngoãn khỏe mạnh… Việc mừng tuổi chỉ để lấy may nên số tiền không đáng kể. Nhưng ngày nay như các cụ nói: “Phú quý sinh lễ nghĩa” thì việc mừng tuổi cũng như nhiều tục lệ đã bị biến tướng.

Có người dùng hình thức lì xì để biếu xén, trả ơn, hoặc thể hiện đẳng cấp của mình. Trong các bao lì xì là những tờ tiền đủ mệnh giá khác nhau tùy vào mối quan hệ với gia chủ. Năm này qua năm khác, mọi người theo nhau làm mất đi nét đẹp của tập tục này. Thậm chí việc mừng tuổi còn ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ trong gia đình, anh em, bè bạn, làm nảy sinh sự so bì tị nạnh hay coi thường nhau.

Đặc biệt nó có ảnh hưởng không nhỏ tới các suy nghĩ, hành động của các em nhỏ, khiến người lớn nhiều khi rơi vào tình cảnh trớ trêu. Và tôi là một trong những người gặp phải tình cảnh này ngay trong gia đình mình. Không biết rồi sau này còn bao phong tục tập quán đẹp của dân tộc bị mai một và biến tướng nữa. Tôi thấy nuối tiếc cho một thời.

Những người nên dừng uống cà phê ngay

Cà phê giúp nhiều người tỉnh táo, tập trung, nhưng lại khiến một số người xuất hiện triệu chứng khó chịu dù chỉ uống với lượng rất ít.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Đạt, Hội Nội tiết TP.HCM, caffeine làm tăng huyết áp đáng kể trong thời gian ngắn ngay cả với người bình thường không mắc bệnh.

Caffeine có trong cà phê là chất kích thích phổ biến, còn được tìm thấy trong một vài loại trà, chocolate, nước tăng lực, nước ngọt và thuốc. Một tách cà phê trung bình chứa khoảng 100mg caffeine, trong khi một lon nước ngọt chứa 40 mg.

Cơ chế gây tăng huyết áp của caffeine vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nghiên cứu nhận thấy caffeine có tác dụng đối kháng với loại hormone giúp giãn động mạch, từ đó làm tăng và rối loạn nhịp tim. Có quan điểm khác cho rằng caffeine kích thích tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenalin khiến huyết áp tăng lên nhanh chóng.

Nhung nguoi nen dung uong ca phe ngay

Người bị trào ngược dạ dày và ợ chua, rối loạn nhịp tim, thiếu máu... không nên uống cà phê.

Nhiều thử nghiệm ghi nhận uống từ 200 - 300mg caffeine có thể làm tăng huyết áp tâm thu thêm 8 mmHg và huyết áp tâm trương thêm 6 mmHg. Tuy nhiên tác dụng đó chỉ kéo dài trong khoảng 3 giờ. Những người không thường xuyên tiêu thụ cà phê có thể bị tăng huyết áp sau khi uống, nhưng chỉ trong 2 - 3 ngày, sau đó huyết áp trở lại mức ban đầu.

Theo bác sĩ Đạt, việc uống cà phê lâu dài có là nguy cơ gây tăng huyết áp hiện vẫn còn đang tranh cãi. Một số người thường xuyên uống cà phê thấy huyết áp trung bình cao hơn những người không uống. Tuy nhiên, những người này sẽ phát triển khả năng “chịu đựng” với caffeine. Do đó, caffeine sẽ không có tác động lâu dài đến huyết áp người sử dụng.

Vài bằng chứng gần đây cũng cho thấy uống cà phê thường xuyên với lượng vừa phải có tác dụng có lợi đối với huyết áp, đồng thời không làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Uống cà phê như thế nào là tốt cho sức khỏe?

Cà phê là một nguồn phong phú các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm kali, magie, mangan, niacin và chất xơ hòa tan. Theo thông tin từ Hội Tim mạch Việt Nam, hạt cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, ung thư, đái tháo đường, đột quỵ.

Tuy nhiên, caffeine là một chất gây nghiện mức độ nhẹ, sử dụng quá nhiều cà phê có thể gây ra hồi hộp, bồn chồn, run tay chân cho một số người. Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng cholesterol.

Để tốt cho sức khỏe, bác sĩ Đạt khuyên không thêm đường và sữa đặc hay cho kem tươi; Nên chọn cà phê nguyên chất, rang sơ, xay vừa phải; Uống sau bữa ăn và tránh uống vào buổi chiều muộn hay trước khi hoạt động thể lực gắng sức.

Ai nên dừng ngay?

Cà phê giúp nhiều người tỉnh táo, tập trung, nhưng lại khiến một số người xuất hiện triệu chứng khó chịu dù chỉ uống với lượng rất ít. Ngoài ra còn có những ảnh hưởng bất lợi của cà phê trên một số bệnh lý.

Vì vậy, theo lời khuyên của bác sĩ Đạt, nên ngừng uống cà phê khi mắc phải một số vấn đề như khó ngủ; lo lắng, bồn chồn; đang dùng thuốc an thần; hoặc mắc các bệnh lý như: Sỏi thận, loãng xương, thiếu máu thiếu sắt, trào ngược dạ dày và ợ chua, rối loạn nhịp tim hay hội chứng ruột kích thích hay tiêu chảy.

Các bác sĩ cũng khuyên người dân không nên lạm dụng, uống quá nhiều cà phê trong ngày, tránh tình trạng "say" cà phê một số người gặp phải.

Nhung nguoi nen dung uong ca phe ngay-Hinh-2

Cách uống cà phê tốt nhất cho sức khỏeBạn không nên uống cà phê trước 9h30, dừng uống 6 giờ trước khi ngủ và 3 tách cà phê là tốt nhất với đa số mọi người.

Nghe mẹ xúi bỏ chồng, hối hận khi thấy chồng cũ sống tốt hơn

Người phụ nữ không có chính kiến khi nghe mẹ xúi ly hôn đã tự nguyện từ bỏ cuộc hôn nhân 6 năm của mình. Gặp lại chồng cũ sau 2 năm, trong cô là nhiều cảm xúc lẫn lộn.

Chồng cũ trước đây trông luộm thuộm giờ lại rất phong độ. Anh ấy đã khác hẳn khi có cô làm vợ.

Nhớ lại cuộc hôn nhân trước kia và những tháng ngày sau ly hôn sống thất thần vì không được mẹ đẻ đoái hoài, trong khi chồng cũ lại sống càng ngày càng tốt hơn, trong lòng cô dâng lên một tia hối hận. Cô chủ động tiến tới chào hỏi, nào ngờ chồng cũ xem như không hề quen biết cô.

Tưởng chồng cũ giận, cô đã liên tục nói lời xin lỗi. Cô nói rằng lẽ ra mình không nên nghe lời mẹ mà từ bỏ gia đình. Nhưng chồng cũ không còn muốn nghe cô giải thích.

Thấy anh ấy dù tỏ ra lạnh nhạt nhưng không quay đầu bỏ đi, cô lóe lên một tia hy vọng, cố gắng dùng con để làm mềm lòng chồng cũ. Cô nói rằng con không thể sống thiếu mẹ, lớn lên trong một gia đình không yên ấm thì nó không thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, nên xin anh cho cô quay lại.

Nghe cô nói đến con, người đàn ông lập tức nổi cơn thịnh nộ: "Làm thế nào mà cô vẫn còn đủ mặt mũi nói chuyện quay lại! Cô đã bao giờ nghĩ đến con đâu, giờ nói đến nó để làm gì. Chúng ta đã ly hôn và tôi không muốn liên quan gì đến cô nữa. 2 năm qua cô còn không nhìn con, giờ lại nói với tôi rằng không có mẹ nó sẽ bị ảnh hưởng...".

Hóa ra trước đây cô nghe lời mẹ ly hôn bởi xem chồng cũ là người đàn ông vô dụng. Dù được học hành đến nơi đến chốn nhưng anh ấy không giỏi kiếm tiền, lấy vợ có con rồi vẫn nghèo kiết. Tiền anh đưa luôn không đủ cho cô tiêu xài, vậy mà anh ấy lại luôn nhắc nhở cô đừng hoang phí, hãy dành tiền cho những cơ hội đầu tư.

Mẹ cô nói đàn ông lấy vợ phải lo được cho vợ ăn ngon mặc đẹp, sống cuộc đời sung sướng. Không được như vậy chỉ có là loại đàn ông vứt đi, ly hôn ngay đừng tiếc để làm gì. Mẹ cũng khuyên cô để đứa con lại cho chồng cũ để rảnh rang đi lấy chồng khác. Vậy nhưng qua 2 năm cô vẫn chưa lấy được ai, mẹ tỏ vẻ thất vọng về cô và không còn muốn đoái hoài đến con gái.

Nhìn chồng cũ từ chối mình rồi quay lưng bỏ đi, cô bất giác ứa nước mắt. Vậy nhưng nước mắt của cô không những không nhận được sự thương cảm mà còn bị anh ấy chán ghét.

Lời kết

Trải qua những điều như vậy là lỗi của chính người vợ. Cô có một người chồng tốt, một cuộc hôn nhân tốt nhưng không biết giá trị hạnh phúc, tham lam, ích kỷ đứng núi này trông núi nọ nên luôn thấy người khác tốt hơn chồng mình. Bản thân không chung lưng đấu cật với chồng nhưng lại đòi hỏi anh ấy phải chu cấp cho mình tốt nhất, bản thân kìm hãm sự phát triển của chồng nhưng lại đổ cho anh ấy là bất tài vô dụng.

Rời xa rồi thấy chồng cũ sống tốt hơn người vợ mới hối hận. Bản chất đó vẫn là từ sự tham lam. Bất kỳ người đàn ông nào từng trải qua hoàn cảnh của chồng cũ cô ấy cũng sẽ không lựa chọn quay về.

Hình ảnh khi làm 'chuyện ấy' trong máy chụp cộng hưởng từ

Trước lời yêu cầu của người bạn thân là một nhà khoa học, Ida Sabelis và bạn trai của của mình đã làm “ chuyện ấy” trong máy chụp cộng hưởng từ (MRI) để chụp những diễn biến của cơ thể thay đổi như thế nào vào năm 1991.

Hinh anh khi lam 'chuyen ay' trong may chup cong huong tu

Quá trình quét cho thấy "cậu nhỏ” có hình dạng của một chiếc boomerang khi làm “chuyện ấy”

Ida và Jupp đã được kiểm tra thể chất bên trong máy chụp cộng hưởng từ sau khi bạn của họ, nhà khoa học người Hà Lan Menko Victor “Pek” van Andel, bắt đầu khám phá những gì xảy ra bên trong cơ thể chúng ta khi làm “chuyện ấy”.