Tự doanh mua ròng hơn 200 tỷ đồng tập trung ở MBB, VPB

(Vietnamdaily) - MBB, VPB và GEX được mua ròng nhiều nhất, chiều ngược lại, GAS, DXG và KBC bị bán ròng.

Kết thúc phiên giao dịch phiên 17/8, VN-Index tăng 0,59 điểm (0,05%) lên 1.275,28 điểm. HNX-Index giảm 0,43 điểm (-0,14%) xuống 302,59 điểm. UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,25%) lên 93,07 điểm.
Khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng hơn 209 tỷ đồng. Trong đó, MBB, VPB và GEX được mua ròng nhiều nhất. Ở chiều ngược lại, GAS, DXG và KBC bị bán ròng nhiều nhất.
Trong khi đó, khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại khi mua ròng ở mức 335.300 cổ phiếu, nhưng tính về giá trị, dòng vốn này bán ròng 64 tỷ đồng.
Tu doanh mua rong hon 200 ty dong tap trung o MBB, VPB
 
Riêng sàn HoSE, khối ngoại chấm dứt chuỗi 5 phiên mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 48 tỷ đồng, tuy nhiên, dòng vốn này mua ròng 1,2 triệu cổ phiếu nếu tính về khối lượng.
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã KBC với 72 tỷ đồng. VHM và HCM bị bán ròng lần lượt 71 tỷ đồng và 43 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HDB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 83 tỷ đồng. PVD và DXG được mua ròng lần lượt 53 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 14,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng 561.700 cổ phiếu.
PVS đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 11 tỷ đồng. TNG và IDC đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, PCE bị bán ròng mạnh nhất nhưng giá trị chỉ 243 triệu đồng.

Chứng khoán ngày 17/8: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 17/8.

Khuyến nghị mua DXS với giá mục tiêu 28.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị MUA đối với CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS) dù giảm giá mục tiêu thêm 14% còn 28.200 đồng/cổ phiếu.

Licogi 14 giảm lỗ khủng 218 tỷ đồng sau soát xét nhờ đâu?

(Vietnamdaily) - Licogi 14 chỉ còn lỗ sau thuế 16 tỷ đồng trong 6 tháng sau soát xét, giảm 218 tỷ so với khoản lỗ 234 tỷ đồng ở báo cáo tự lập.

CTCP Licogi 14 (L14 ) vừa công bố BCTC soát xét 6 tháng với nhiều thay đổi so với báo cáo tự lập.

Sau soát xét, doanh thu thuần 6 tháng của Licogi 14 giảm 20% về còn 94 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 94% sau kiểm toán còn 9 tỷ đồng do không còn khoản lãi đầu tư cổ phiếu.

Bên cạnh đó, khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh cũng giảm 317 tỷ còn chưa tới 63 tỷ sau soát xét kéo chi phí tài chính giảm 85% còn 64 tỷ đồng.

Kết quả, Licogi 14 chỉ còn lỗ sau thuế 16 tỷ đồng trong 6 tháng sau soát xét, giảm 218 tỷ so với khoản lỗ 234 tỷ đồng ở báo cáo tự lập.

Chênh lệch này đến từ việc công ty vừa thay đổi mô hình hoạt động và loại báo cáo tài chính. Cụ thể, công ty thay đổi mô hình hoạt động từ có đơn vị kế toán trực thuộc và công ty con thành đơn vị có kế toán trực thuộc, chuyển loại hình báo cáo tài chính từ riêng công ty và hợp nhất thành tổng hợp.

Nguyên nhân là do công ty con – Công ty cổ phần đầu tư tài chính Licogi 14 (L14 FI) phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên, người lao động nên tỷ lệ sở hữu của công ty tại đây giảm từ 51% xuống 48,57%, chuyển từ hình thức công ty con sang công ty liên kết. Ngày bắt đầu có hiệu lực 18/6.

Licogi 14 giam lo khung 218 ty dong sau soat xet nho dau?
 

Trong năm 2021, Licogi 14 đã tái cấu trúc Công ty cổ phần Licogi 14.6 đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư tài chính Licogi 14 (L14 FI), chuyên đầu tư tài chính. Licogi 14 thông tin trong năm trước, ban lãnh đạo L14 FI đã đầu tư một số mã cổ phiếu đạt hiệu quả rất ấn tượng giúp kết quả kinh doanh chung tăng cao. Theo các báo cáo trước đó, Licogi 14 báo lãi lớn và sau đó là lỗ lớn với cổ phiếu CEO và DIG.

Tháng 6, L14 F1 tăng vốn từ 110 tỷ đồng lên 115,6 tỷ đồng, giá trị góp vốn của Licogi 14 duy trì 56,1 tỷ đồng. Trước đó, công ty lập BCTC riêng công ty mẹ và hợp nhất. Sau soát xét, công ty chỉ công bố BCTC tổng hợp.

Dù giảm lỗ đáng kể sau soát xét, kết quả kinh doanh cũng giảm đáng kể so với mức lãi 30,2 tỷ đồng của nửa đầu năm 2021. Doanh nghiệp lý giải diễn biến xấu của thị trường chứng khoán đã khiến đơn vị phải trích lập dự phòng.

Dù vậy, ban lãnh đạo đánh giá các mã chứng khoán đang đầu tư đều là doanh nghiệp có tiềm lực về dự án bất động sản, có nền tài chính mạnh, thương hiệu và uy tín. Công ty xác định đầu tư ổn định lâu dài, khi thị trường phát triển tốt sẽ linh hoạt điều hành để đạt hiệu quả. 

FLC và HAI có khả năng bị đình chỉ giao dịch theo ROS

(Vietnamdaily) - HoSE cho biết nếu hai doanh nghiệp này tiếp tục không nộp đúng hạn báo cáo tài chính bán niên đã soát xét thì các cổ phiếu FLC và HAI có khả năng sẽ bị đình chỉ giao dịch.
 

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có văn bản gửi cho Tập đoàn FLC (FLC) và CTCP Nông dược HAI (HAI). 

HoSE cho biết qua quá trình giám sát hoạt động của tổ chức niêm yết đến ngày 15/8/2022 Tập đoàn FLC và CTCP Nông dược HAI chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên dù đã quá hạn chót 30/6/2022; chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 dù đã quá hạn chót 31/3/2022; đồng thời chưa lựa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022.