Trung Quốc lên kế hoạch tiếp quản hãng hàng không HNA Group sắp vỡ nợ

Trung Quốc lên kế hoạch thâu tóm Tập đoàn HNA Group sau khi hãng hàng không này chìm trong nợ nần và phải bán tháo các tài sản.

Theo Bloomberg, kế hoạch tiếp quản HNA Group là nước đi mạnh mẽ nhất của Trung Quốc cho tới nay nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch virus corona.

Theo một nguồn tin, chính quyền đảo Hải Nam, nơi HNA đặt trụ sở, đang đàm phán để giành quyền tiếp quản tập đoàn này sau khi HNA gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính vì Covid-19.

Trung Quoc len ke hoach tiep quan hang hang khong HNA Group sap vo no

Giai đoạn 2016-2017, HNA từng bỏ ra hơn 40 tỷ USD để mua lại một loạt các công ty trên khắp thế giới. Ảnh: bloomberg.

HNA từng chỉ là một hãng hàng không ít người biết đến. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2017, HNA bỗng chốc nổi lên sau khi tập đoàn này bỏ ra hơn 40 tỷ USD để mua lại một loạt các công ty trên khắp thế giới và trở thành cổ đông hàng đầu của những công ty nổi tiếng như Hilton Worldwide Holdings, Deutsche Bank AG.

Chính quyền Trung Quốc phải trải qua sức ép ngày càng tăng từ khi bùng phát dịch virus corona. Nước này đang cân nhắc các biện pháp như bơm tiền hoặc sáp nhập doanh nghiệp để ổn định lại ngành hàng không đang lao đao.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết họ sẽ hành động để hỗ trợ tiêu dùng trong nước. Việc tiếp quản một tập đoàn cao cấp như HNA sẽ đưa những nỗ lực này lên một tầm cao mới.

Một nguồn tin cho biết, thông báo có thể được đưa ra sau ngày 20/2, mặc dù các cuộc đàm phán có thể thất bại hoặc kéo dài thêm.

Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ bán phần lớn tài sản của HNA, cho 3 hãng hàng không lớn nhất tại nước này là Air China, China Southern Airlines và China Eastern Airlines. Chính quyền vẫn đang tiếp tục đàm phán với các hãng hàng không này.

Sau khi mua lại một loạt các công ty, HNA Group đã trở thành một trong những tập đoàn có nợ cao nhất ở Trung Quốc. Năm 2019, tập đoàn này đã quay trở lại hoạt động cốt lõi ban đầu là ngành hàng không.

Tháng 11/2019, HNA đưa ra thông báo phân chia các mảng hoạt động thành dịch vụ hàng không, dịch vụ cho thuê máy bay, sân bay và dịch vụ phi hàng không. Nhưng việc tập trung lại của HNA vào hàng không và du lịch đã phản tác dụng khi đại dịch Covid-19 làm giảm mạnh số chuyến bay trong và ngoài Trung Quốc.

Các nhà phân tích của Agency Partners nhận định: "HNA là một tập đoàn có số nợ cao kỷ lục và sự suy yếu của ngành hàng không Trung Quốc vì dịch Covid-19 rõ ràng đã đẩy tập đoàn này đến tình cảnh phá sản thực sự".

Trung Quoc len ke hoach tiep quan hang hang khong HNA Group sap vo no-Hinh-2

Số người Trung Quốc đi du lịch vào Tết Nguyên đán 2020 giảm 50% so với năm 2019. Ảnh: Bloomberg.

Giá cổ phiếu liên quan đến tập đoàn HNA đã tăng vọt, trong đó Flagship Hainan Airlines Holding tăng 10% trong giao dịch ở Thượng Hải vào 20/2, HNA Technology Investments Holdings tăng tới 75% tại Hong Kong. Đây là đợt tăng mạnh nhất trong hơn hai năm qua.

Trong nhiều năm, HNA phải vật lộn với các khoản nợ lên tới gần 600 tỷ nhân dân tệ (86 tỷ USD) cũng như chi phí thanh toán lãi vay tăng cao. Giữa năm 2019, tổng nợ của tập đoàn giảm xuống còn 525,6 tỷ nhân dân tệ nhưng lượng tiền mặt của HNA còn giảm nhanh hơn nhiều khi chỉ còn 50,4 tỷ nhân dân tệ, thấp nhất từ năm 2015.

Chen Feng, chủ tịch HNA, đã khép lại năm 2019 bằng phát biểu: "năm 2020 sẽ là năm quyết định để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại các thách thức về tài chính của tập đoàn".

Trong nỗ lực ổn định tình hình tài chính, HNA tìm cách bán hàng loạt tài sản bao gồm cả Avolon Holdings, công ty cho thuê máy bay trị giá 8,5 tỷ USD - SR Technics, công ty bảo trì máy bay Thụy Sỹ và công ty cho thuê container - Seaco.

Trung Quoc len ke hoach tiep quan hang hang khong HNA Group sap vo no-Hinh-3

Lượng tiền mặt của HNA giảm xuống. Ảnh: Bloomberg.

Theo báo cáo của Bloomberg Economics, các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ hoạt động 40-50% công suất vào tuần trước sau nhưng nỗ lực đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, kéo theo ngành công nghiệp hàng không lao đao. Trung tâm mua sắm và nhà hàng vắng khách, các công viên giải trí và nhà hát đều đóng cửa.

Tác động của Covid-19 đến kinh tế lan rộng khắp thế giới, làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các hãng ôtô hàng đầu thế giới và gây khó khăn cho việc kinh doanh tại của nhiều thương hiệu lớn như Apple, Burberry, Nike... và 'ăn mòn' ngành hàng không.

Soi hãng hàng không China Airlines tệ nhất thế giới 2017

(Kiến Thức) - Chất lượng dịch vụ kém là nguyên nhân khiến China Airlines bị "liệt" vào danh sách những hãng hàng không tệ nhất thế giới năm 2017.
 

Thành lập vào năm 1959, China Airlines là hãng hàng không quốc gia của Trung Quốc có trụ sở chính đặt tại Đài Loan. Ảnh: Theculturetrip.
 Thành lập vào năm 1959, China Airlines là hãng hàng không quốc gia của Trung Quốc có trụ sở chính đặt tại Đài Loan. Ảnh: Theculturetrip.
Từ khi thành lập, China Airlines liên tục là hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những nhà vận chuyển hàng đầu châu Á. Ảnh :Tripadvisor.
 Từ khi thành lập, China Airlines liên tục là hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những nhà vận chuyển hàng đầu châu Á. Ảnh :Tripadvisor.
Hiện nay, China Airlines đang sở hữu đội bay có thể phục vụ hơn 100 điểm đến trên toàn thế giới. Ảnh: Travelweekly-asia.
 Hiện nay, China Airlines đang sở hữu đội bay có thể phục vụ hơn 100 điểm đến trên toàn thế giới. Ảnh: Travelweekly-asia.
Trong quá trình hoạt động, China Airlines đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý, trong đó có Giải thưởng dịch vụ chất lượng năm sao của Global Views năm 2014. Ảnh: Wp.
 Trong quá trình hoạt động, China Airlines đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý, trong đó có Giải thưởng dịch vụ chất lượng năm sao của Global Views năm 2014. Ảnh: Wp.
Mặc dù vậy, năm 2017 vừa qua, China Airlines bất ngờ bị lọt top những hãng hàng không tệ nhất thế giới. Ảnh China-airlines.
 Mặc dù vậy, năm 2017 vừa qua, China Airlines bất ngờ bị lọt top những hãng hàng không tệ nhất thế giới. Ảnh China-airlines.
Với các hành khách khi di chuyển bằng đường hàng không, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, China Airlines lại chưa làm tốt được điều đó cho khách hàng của mình. Ảnh: Aviation-accidents.

Với các hành khách khi di chuyển bằng đường hàng không, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, China Airlines lại chưa làm tốt được điều đó cho khách hàng của mình. Ảnh: Aviation-accidents. 

Hiện tại, China Airlines đang bị xếp hạng là một trong những hãng hàng không “chết chóc” với 8 vụ máy bay mất tích và hơn 750 hành khách thương vong. Ảnh: Epochtimes.

Hiện tại, China Airlines đang bị xếp hạng là một trong những hãng hàng không “chết chóc” với 8 vụ máy bay mất tích và hơn 750 hành khách thương vong. Ảnh: Epochtimes.

Bên cạnh đó, hãng hàng không này cũng liên tục để xảy ra các vụ va chạm máy bay. Ảnh: 1gr.
 Bên cạnh đó, hãng hàng không này cũng liên tục để xảy ra các vụ va chạm máy bay. Ảnh: 1gr.
Thậm chí vào năm 2002, một trong số những chiếc máy bay của hãng này đã bị trượt khỏi đường bay và vỡ tan trên bầu trời. Ảnh: Airlive.

Thậm chí vào năm 2002, một trong số những chiếc máy bay của hãng này đã bị trượt khỏi đường bay và vỡ tan trên bầu trời. Ảnh: Airlive. 

Mặc dù đã cố gắng cải thiện đội bay của mình nhưng những ấn tượng không mấy tốt đẹp về độ an toàn trong các chuyến bay của China Airlines vẫn khó có thể xóa được. Ảnh: Vemaybaygiaretoancau.
Mặc dù đã cố gắng cải thiện đội bay của mình nhưng những ấn tượng không mấy tốt đẹp về độ an toàn trong các chuyến bay của China Airlines vẫn khó có thể xóa được. Ảnh: Vemaybaygiaretoancau. 
Video: Hãng hàng không China Airlines. Nguồn: YouTube.

Kinh doanh thua lỗ, Vietravel còn tiềm lực lao vào cuộc chơi hàng không?

(VietnamDaily) - Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam bất ngờ báo lỗ hợp nhất sau thuế hơn 14,1 tỷ đồng khi mới bước chân vào thị trường hàng không khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.

Dư luận đang chú ý đến thông tin mới đây Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2019 cho thấy, doanh nghiệp ghi nhận lỗ hợp nhất sau thuế hơn 14,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi đến 7,3 tỷ đồng.
Một phần nguyên nhân đến từ việc doanh thu thuần chỉ đạt 1.451 tỷ đồng, tăng 9,13% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức tăng trưởng giá vốn lên đến 10,48%. Bởi vậy, lợi nhuận gộp Vietravel lùi về 104,5 tỷ đồng, giảm gần 6% so với quý 4/2018.

Chứng khoán hôm nay 24/2: Khởi đầu tuần mới bằng mã cổ phiếu nào?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/2.
 

TIG có thể chinh phục mốc trên 10.000 đồng/cp trong dài hạn

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): TIG vẫn đang duy trì xu hướng tăng giá kéo dài từ đầu năm ngoái đến nay với xuất phát điểm là vùng giá 2.000 đồng/cp.