Doanh nghiệp bị từ chối thông quan do sáp nhập, xử lý sao?

Từ 1/7, đổi đơn vị hành chính khiến nhiều doanh nghiệp lo bị từ chối thông quan do lệch địa chỉ đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bối rối trong cập nhật địa chỉ mới của công ty

Từ ngày 1/7, Việt Nam chính thức áp dụng mô hình chính quyền địa phương hai cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã. Sự thay đổi này kéo theo việc điều chỉnh tên gọi và địa chỉ hành chính tại nhiều địa phương, khiến thông tin về địa chỉ doanh nghiệp không còn đồng nhất với dữ liệu đã khai báo trước đó trên các hệ thống đăng ký xuất khẩu, đặc biệt là hệ thống CIFER của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp bối rối trong vấn đề cập nhật địa chỉ công ty, nhà máy sản xuất, cơ sở chế biến, mã số xuất khẩu...

xuakhautq-1.png
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lúng túng khi thông tin địa chỉ trên hệ thống đăng ký thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc không còn khớp. Ảnh minh họa: TTXVN.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lúng túng khi thông tin địa chỉ trên hệ thống đăng ký thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc không còn khớp. Ảnh minh họa: TTXVN.

Hiện có hơn 3.800 mã sản phẩm từ các cơ sở chế biến thực phẩm tại Việt Nam được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu. Trong đó, khoảng 1.500 mã thuộc 18 mặt hàng có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm do 5 cơ quan chức năng của Việt Nam xác nhận, còn lại hơn 2.000 mã là sản phẩm nguy cơ thấp do doanh nghiệp tự đăng ký.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cho biết: "Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Trung Quốc phải khai báo địa chỉ chính xác trong hồ sơ đăng ký hoặc cập nhật thông tin trên hệ thống CIFER. Tuy nhiên, việc thay đổi đơn vị hành chính tại Việt Nam - cụ thể là bỏ cấp huyện trong địa chỉ khiến thông tin hiện tại không còn trùng khớp với hồ sơ đã được Trung Quốc phê duyệt trước đó.

Nếu không cập nhật kịp thời, hàng hóa có thể bị từ chối thông quan hoặc gặp vướng mắc tại cửa khẩu. Vì vậy, việc chủ động rà soát và điều chỉnh thông tin là rất cấp thiết đối với doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi này".

Gặp vướng mắc, doanh nghiệp báo ngay cho Văn phòng SPS Việt Nam

Để gỡ vướng, duy trì xuất khẩu thông suốt, Văn phòng SPS Việt Nam đã chủ động làm việc với phía Trung Quốc. Tại phiên họp Ủy ban SPS-WTO lần thứ 92 ngày 19/6 ở Thụy Sỹ, Văn phòng SPS phối hợp với Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Giơ-ne-vơ tổ chức cuộc họp song phương với đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc, để thông báo chính thức về việc thay đổi hệ thống hành chính tại Việt Nam.

Phía Việt Nam đề nghị Hải quan Trung Quốc phối hợp hỗ trợ, có giải pháp kỹ thuật phù hợp để tránh gián đoạn xuất khẩu thực phẩm nông sản theo Quy định 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc trong thời gian doanh nghiệp cập nhật địa chỉ mới.

ongngoxuannam-1.png
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Ngô Xuân Nam cho biết, Văn phòng SPS Việt Nam đang tham mưu Bộ Nông nghiệp và Môi trường ra công hàm chính thức đề nghị phía Trung Quốc hợp tác chặt chẽ trong xử lý tình huống này.

SPS Việt Nam cũng khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động rà soát thông tin đăng ký, cập nhật kịp thời theo hướng dẫn để tránh gián đoạn hoạt động xuất khẩu.

Đặc biệt, trường hợp xảy ra vướng mắc trong quá trình thông quan, doanh nghiệp chủ động liên hệ trực tiếp với Văn phòng SPS Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ can thiệp khi cần thiết.

Theo Điều 19, Quy định 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong thời hạn hiệu lực đăng ký, khi doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin như tên hoặc địa chỉ, bắt buộc phải nộp hồ sơ điều chỉnh cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Hồ sơ gồm bảng đối chiếu thông tin thay đổi và tài liệu chứng minh liên quan. Chỉ sau khi được phía Trung Quốc xét duyệt và chấp thuận, thông tin mới mới được cập nhật.

*Tiêu đề và sapo đã được Vietnamdaily thay đổi.

Tiền Giang: Gói mua sắm thiết bị GD về tay Cty Sao Nam TG

Phòng GD&ĐT thị xã Cai Lậy, Tiền Giang đã chọn được nhà thầu trúng gói mua sắm thiết bị phục vụ các trường học trên địa bàn thị xã.

Vượt 2 đối thủ, trúng thầu

Với mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy trong năm học mới, ngày 26/5/2025, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm thiết bị phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập tại các trường trên địa bàn thị xã Cai Lậy năm 2025, với tổng giá trị 3,763 tỷ đồng. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cai Lậy được giao làm đại diện chủ đầu tư, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ AZ đảm nhiệm vai trò mời thầu.

TP Thủ Dầu Một đã chọn được nhà thầu thi công trường học Chánh Nghĩa

Sau hơn 1 tháng từ khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, TP Thủ Dầu Một đã “chốt” được đơn vị thi công công trình cải tạo Trường Tiểu học Nghĩa Chánh.

Gói thầu có 5 nhà thầu cạnh tranh

Trước đó, ngày 4/4/2025, UBND TP Thủ Dầu Một có Quyết định số 1346/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa Trường Tiểu học Chánh Nghĩa, với tổng mức đầu tư xây dựng 4,004 tỷ đồng.

Hà Nội: Gói sửa chữa trường ĐH KHXH&NV về tay Công ty 911

Công ty 911 tiếp tục “một mình một ngựa” giành gói cải tạo gần 7,7 tỷ tại Trường ĐH KHXH&NV, điều gì khiến nhà thầu này luôn chiếm trọn niềm tin của ĐHQGHN?

Không đối thủ cạnh tranh

Ngày 16/5/2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ban hành Quyết định số 2461/QĐ-ĐHQGHN, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 cho công trình “Cải tạo, sửa chữa nhà G, sân trường - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, gồm 5 gói thầu, với tổng giá trị 8,097 tỷ đồng. Sau đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường ĐHKHXH&NV) được giao làm đại diện chủ đầu tư.