Trung Quốc đưa “ngáo ộp” Donghaidao vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc đưa “ngáo ộp” Donghaidao vào Biển Đông, khi chính thức biên chế con tàu vận tải bán chìm khổng lồ này vào Hạm đội Nam Hải.

Nhiệm vụ chính của “ngáo ộp” Donghaidao là vận chuyển khí tài và binh lính. Nó có khả năng mang theo các tàu tấn công đổ bộ đệm khí lớp Zubr mà Trung Quốc mua của Nga, cho phép tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ đánh chiếm các hòn đảo nhỏ.
Trung Quoc dua “ngao op” Donghaidao vao Bien Dong
Tàu vận tải bán chìm Donghaidao chở tàu đổ bộ tấn công đệm khí lớp Zubr.
Điều này khiến cho các bên tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cảm thấy lo ngại vì con tàu này có thể đe dọa trực tiếp các rạn san hô và các  đảo mà họ đang kiểm soát. Trung Quốc cũng có thể sử dụng tàu vận tải bán chìm khổng lồ Donghaidao để tấn công Đài Loan.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) khoe rằng tàu vận tải bán chìm khổng lồ Donghaidao là một loại "tàu mẹ", bởi vì  ngoài chức năng  vận chuyển và chiến lược, nó cũng có thể được biến thành một căn cứ nổi trên biển để Hải quân Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tấn công đổ bộ quy mô lớn. Nó cũng có thể trở  thành một bến cảng lưu động để sửa chữa các con tàu bị hư hỏng.
Trung Quoc dua “ngao op” Donghaidao vao Bien Dong-Hinh-2
Tàu đổ bộ cơ động (MLP - mobile landing platform) là một loại "tàu mẹ"  có thể làm căn cứ nổi trên biển.
Tạp chí Mỹ The National Interest  cho rằng tàu vận tải bán chìm Donghaidao chính là một công cụ quan trọng của Hải quân Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo với các quốc gia khác trong khu vực.
Tàu vận tải bán chìm  Donghaidao dài 175,5 mét, rộng 32,4 m và có lượng giãn nước  20.000 tấn. Con tàu này có thể mang theo tàu đổ bộ tấn công đệm khí, máy bay trực thăng, tàu cao tốc và xe bọc thép.
Trung Quoc dua “ngao op” Donghaidao vao Bien Dong-Hinh-3
Tàu đổ bộ cơ động (MLP - mobile landing platform) của Mỹ 
CCTV nói rằng Donghaidao được thiết kế giống như các tàu đổ bộ cơ động (MLP - mobile landing platform) của Mỹ, nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Tàu đổ bộ tấn công đệm khí (LCAC) lớp Zubr thuộc diện lớn nhất thế giới, có khả năng chở nhiều xe tăng, xe bọc thép và binh sĩ. Nó có tốc độ khoảng 60 hải lý/giờ và chạy liên tục trên biển 5 ngày mà không cần tiếp liệu. Nó cũng có thể vượt qua Eo biển Đài Loan và trở về Trung Quốc chỉ trong vòng bốn giờ.
Trung Quoc dua “ngao op” Donghaidao vao Bien Dong-Hinh-4
Tàu đổ bộ tấn công đệm khí (LCAC) lớp Zubr có khả năng chở nhiều xe tăng, xe bọc thép và binh sĩ, với tốc độ khoảng 60 hải lý/giờ và chạy liên tục trên biển 5 ngày mà không cần tiếp liệu. 
Một báo cáo trước đó của Kanwa Defense  Review nhận định rằng việc Trung Quốc sở hữu tàu đổ bộ tấn công đệm khí lớp  Zubr đã làm phức tạp vấn đề Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Đó là chưa kể  tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
Nếu tàu đổ bộ tấn công đệm khí Zubr được triển khai tới  Biển Hoa Đông cùng với loại tàu vận tải bán chìm Donghaidao, nó có thể tạo ra các làn sóng tấn công liên tục và làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực.

Cựu Tổng thống Gruzia bán cảng Ukraine

(Kiến Thức) - Vừa được Kiev bổ nhiệm làm Thống đốc Odessa, cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili  đã đẩy mạnh việc bán cảng Ukraine cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nói đúng ra, ông Saakashvili không phải là tác giả ý tưởng bán cảng Ukraine chiến lược vốn xa lạ với ông ta. Bởi ngay từ  đầu năm nay, đồng chủ sở hữu 50% cổ phần của cảng Ilichevsk  - một trong các cảng ở khu vực Odessa - đã là công ty đầu tư Mỹ Siguler Guff & Company.
Cuu Tong thong Gruzia ban cang Ukraine
Cảng Odessa có ý nghĩa chiến lược về kinh tế-quân sự. 
Ở  Ukraine hiện có 13 cảng biển đang hoạt động. Tất cả đều có tầm quan trọng chiến lược vì hải cảng chính là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài, là điểm xúc tiến vận tải và xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, nhiều cảng lớn là những chủ thể quân sự chiến lược, nơi bố trí lực lượng hải quân quốc gia.

Indonesia xây dựng căn cứ quân sự mới ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền trước yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.

Nhật báo  Jakarta Post số ra ngày 10/6 đưa tin các quan chức Indonesia đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới ở đâu đó trên Biển Đông, nơi đang có căng thẳng  gia tăng do tranh chấp chủ quyền.
Indonesia xay dung can cu quan su moi o Bien Dong
Tàu chiến Indonesia tập trận trên biển Amanda. 
Báo này cho  Bộ Quốc phòng Indonesia và Ủy ban Kế hoạch  Phát triển Quốc gia (Bappenas) đã tổ chức một cuộc họp vào ngày 10/7 để thảo luận về địa điểm đặt căn cứ quân sự mới này.

Mỹ “cài số lùi” trong vấn đề Biển Đông?

(Kiến Thức) - Mạng tin Đa chiều ngày 25/6/2015 đăng bài “Mỹ đã cài số lùi khỏi vấn đề Biển Đông” của J. Stark, một chuyên gia Mỹ về vấn đề Châu Á.

Bài báo đăng trên mạng tin Đa Chiều ở Hong Kong viết trước khi bước vào Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ vòng 7, hai bên có thái độ căng thẳng trong vấn đề Biển Đông.
My “cai so lui” trong van de Bien Dong?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trao đổi với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Mỹ mạnh mẽ lên án Trung Quốc bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo, phá hoại nghiêm trọng hiện trạng và gây căng thẳng trong khu vực. Trong Đối thoại Shangri-La Singapore (29/5 – 1/6/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên án mạnh mẽ Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hoạt động phá vỡ nguyên trạng Biển Đông trái với luật pháp quốc tế này.