Cựu Tổng thống Gruzia bán cảng Ukraine

(Kiến Thức) - Vừa được Kiev bổ nhiệm làm Thống đốc Odessa, cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili  đã đẩy mạnh việc bán cảng Ukraine cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nói đúng ra, ông Saakashvili không phải là tác giả ý tưởng bán cảng Ukraine chiến lược vốn xa lạ với ông ta. Bởi ngay từ  đầu năm nay, đồng chủ sở hữu 50% cổ phần của cảng Ilichevsk  - một trong các cảng ở khu vực Odessa - đã là công ty đầu tư Mỹ Siguler Guff & Company.
Cuu Tong thong Gruzia ban cang Ukraine
Cảng Odessa có ý nghĩa chiến lược về kinh tế-quân sự. 
Ở  Ukraine hiện có 13 cảng biển đang hoạt động. Tất cả đều có tầm quan trọng chiến lược vì hải cảng chính là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài, là điểm xúc tiến vận tải và xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, nhiều cảng lớn là những chủ thể quân sự chiến lược, nơi bố trí lực lượng hải quân quốc gia.
Việc tư nhân hóa hoàn toàn các hải cảng không phải là thực tế quá phổ biến trên thế giới. Trong phần lớn  hầu hết các trường hợp, các hãng tư nhân được mời chào khuyến khích sử dụng chỉ một phần công suất của cảng, còn bản thân cảng  vẫn là sở hữu nhà nước, bởi hải cảng là chủ thể chiến lược quan trọng đối với mỗi quốc gia ven biển.
Mikhail Saakashvili đến Ukraine qua Washington và ông ta mang theo bản kế hoạch tư nhân hóa đã vạch sẵn. Chính khách công dân Mỹ này có nhiệm vụ tăng tốc đẩy nhanh việc bán các tài sản của đất nước Ukraine. Và quyết định bắt đầu không phải với những đối tượng đang thực sự cần được đầu tư, mà là với các chủ thể chiến lược, trước hết là hải cảng.
Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị (Nga) Aleksei Mukhin nhận xét: "Việc kiểm soát  các cảng biển có thể đặt  toàn bộ một khu vực của nền kinh tế Ukraine phải lệ thuộc vào ý muốn của nước ngoài”.  Đáng chú ý là những tuyên bố lặp đi lặp lại của Thủ tướng Ukraine đương nhiệm Arseniy Yatsenyuk  nói rằng Chính phủ Ukraine sẽ làm tất cả để các nhà đầu tư tư nhân  Nga không thể tham dự vào quá trình tư nhân hóa các chủ thể chiến lược của Ukraine.
Vì sao chính quyền Ukraine vội vã tư nhân hóa và chia tay không luyến tiếc với những chủ thể chiến lược của quốc gia như hải cảng?
Trong thời gian gần đây, các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ thường xuất hiện tại các cảng của khu vực Odessa. Vào dịp kỷ niệm giải phóng  Odessa khỏi ách phát xít  xâm lược (ngày 10/4/2015),  tàu khu trục trang bị vũ khí ngư lôi và tên lửa dẫn hướng của Mỹ USS Jason Dunham đã neo đậu ở cảng Odessa.
Cuu Tong thong Gruzia ban cang Ukraine-Hinh-2
Tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ trang bị hệ thống tên lửa Aegis tiến vào Biển Đen và hiện diện ở Ukraine. 
Sang ngày hôm sau (11/4) ở đó còn có cả tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ trang bị hệ thống tên lửa Aegis. Cả hai tàu này hiện diện tại vùng Biển Đen trong khuôn khổ  hoạt động huấn luyện mang tên “Quyết tâm Đại Tây Dương". Trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine, sự hiện diện này có ý nghĩa phô trương sự ủng hộ của Mỹ đối với  đồng minh NATO ở  Biển Baltic và Biển Đen.
Theo ý đồ đó, việc Thống đốc Mikhail Saakashvili tuyên bố về sự cần thiết phải di chuyển trụ sở Bộ tham mưu Hải quân Ukraine đến Odessa càng bộc lộ rõ bản chất kế hoạch kết hợp việc bán các tài sản chiến lược của đất nước với quân sự hóa địa bàn này.

Right Sector làm loạn trước phiên tòa xử thảm án Odessa

(Kiến Thức) - Hàng chục phần tử Right Sector tụ tập làm loạn trước phiên tòa xét xử những phần tử được cho là thủ phạm đốt tòa nhà Công đoàn ở Odessa.

Một nhóm thành viên Right Sector đã tụ tập làm náo động trước tòa án Primorsky ở Odessa khi tòa án này đang xem xét vụ án thảm sát ở tòa nhà Công đoàn hồi tháng 5.
Hàng chục phần tử cực đoan đeo mặt nạ đã tấn công những người ra về sau khi phiên tòa tạm nghỉ, đánh đập họ và dùng cả hơi cay tấn công. Những phần tử này còn tìm cách phá cửa vào phòng xử án nhưng bị cảnh sát ngăn chặn.

Grexit: Cơn ác mộng không của riêng ai

(Kiến Thức) - Trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp không đơn giản là “ai không tôn trọng luật chơi thì ra đi”, vì Grexit sẽ là “cơn ác mộng” cho tất cả các bên.

Trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 5/7 vừa qua, người Hy Lạp đã nói “không” với những đòi hỏi thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ đưa ra. Kết quả này  dường như đồng nghĩa với "cơn ác mộng" Grexit và có nhiều nguy cơ “xứ sở các vị thần” sẽ không còn là một phần của Eurozone.
Grexit: Con ac mong khong cua rieng ai
Grexit: Cơn ác mộng không của riêng ai.
Khi “cầu chì” phát nổ

Chính sách Mỹ ở Syria: Kẻ thù của kẻ thù là bạn?

(Kiến Thức) - Coi phiến quân IS là kẻ thù số một, Nhà Trắng ngầm liên minh với kẻ thù cũ là Tổng thống  Assad theo phương châm “kẻ thù của kẻ thù là… bạn”.

Kẻ thù chính của Mỹ hiện là "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Thế nhưng cho đến nay, Washington chỉ được đào tạo được 60 chiến binh chống phiến quân IS. giới phân tích không loại trừ khả năng Mỹ đang làm theo phương châm "kẻ thù của kẻ thù là bạn" trong cuộc nội chiến Syria.
Chinh sach My o Syria: Ke thu cua ke thu la ban?
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngấm ngầm bắt tay với kẻ thù cũ là Tổng thống Syria Bashar al-Assad?
Bộ trưởng Quốc phòng  Ashton Carter thừa nhận trước Quốc hội Mỹ rằng việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh nổi dậy “ôn hòa” còn lâu mới được như  Lầu Năm Góc mong đợi.