Indonesia xây dựng căn cứ quân sự mới ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền trước yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.

Nhật báo  Jakarta Post số ra ngày 10/6 đưa tin các quan chức Indonesia đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới ở đâu đó trên Biển Đông, nơi đang có căng thẳng  gia tăng do tranh chấp chủ quyền.
Indonesia xay dung can cu quan su moi o Bien Dong
Tàu chiến Indonesia tập trận trên biển Amanda. 
Báo này cho  Bộ Quốc phòng Indonesia và Ủy ban Kế hoạch  Phát triển Quốc gia (Bappenas) đã tổ chức một cuộc họp vào ngày 10/7 để thảo luận về địa điểm đặt căn cứ quân sự mới này.
Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch  Phát triển Quốc gia (Bappenas) Andrinof Chaniago  nói:  "Cuộc họp hôm nay giữa hai bên là nhằm mục đích đồng bộ hóa việc bảo vệ lợi ích quốc gia và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.  Kết quả cuộc họp được trình lên Tổng thống  Jokowi [Joko Widodo], người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Chúng tôi hy vọng rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện trong tương lai gần”.
Trong số các địa điểm đang được xem xét có khu vực trong Sambas, Tây Kalimantan, quần đảo Natuna, quần đảo Riau và Tarakan cũng như  Bắc Kalimantan.
Indonesia xay dung can cu quan su moi o Bien Dong-Hinh-2
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, Ryamizard Ryacudu.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, Ryamizard Ryacudu, người trước đây từng là Tham mưu trưởng Lục quân,  bày tỏ sự ủng hộ đối với các căn cứ quân sự vừa được đề xuất. Ông nói: "Trước đây tôi đã làm việc ở Tây Kalimantan và tôi tin rằng việc xây dựng một căn cứ quân sự ở đó là một quyết định rất tốt. Chúng tôi có nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được bảo vệ”.
Indonesia không phải là một người tham gia chính thức vào các vụ tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, bản đồ “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc lại bao gồm cả quần đảo Natuna của Indonesia. Điều này đã dẫn đến phản ứng mạnh của  giới chức Indonesia.
Trong một chuyến khảo sát khu vực Natuna hồi tháng Ba năm ngoái,  Trợ lý bộ  trưởng an ninh đặc trách chiến lược quốc phòng Fahru Zaini nói:  "Trung Quốc đã tuyên bố vùng biển Natuna là lãnh hải của họ. Yêu sách tùy tiện này liên quan đến các tranh chấp ở quần đảo Trường Sa giữa Trung Quốc và Philippines. Tranh chấp này sẽ có tác động lớn đối với an ninh của vùng biển Natuna. Những gì Trung Quốc đã làm là có liên quan đến  lãnh hải của Indonesia. Do đó, chúng tôi đã đến Natuna để xem xét chiến lược cụ thể của trụ cột quốc phòng của đất nước , cụ thể là Các Lực lượng  vũ trang Indonesia (TNI)”.
Cùng thời điểm, Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia Indonesia, Đại tướng  Moeldoko,  nói với tờ Wall Street Journal đã lên án tuyên bố chủ quyền của  Trung Quốc. Ông nói: "Indonesia cảm thấy phẫn nộ trước việc Bắc Kinh đưa một số khu vực của quần đảo Natuna vào trong ‘đường chín đoạn’ và rõ ràng tuyên bố một phần tỉnh đảo Riau của Indonesia là lãnh thổ Trung Quốc”.
Indonesia xay dung can cu quan su moi o Bien Dong-Hinh-3
Đại tướng  Moeldoko: "Quân đội Indonesia đã quyết định tăng cường lực lượng trên đảo Natuna".
Đại tướng  Moeldoko nói tiếp: "Quân đội Indonesia đã quyết định tăng cường lực lượng trên đảo Natuna. Chúng tôi cũng cần phải chuẩn bị các kế hoạch tác chiến để đối phó với bất kỳ tình huống nào xuất phát từ căng thẳng leo thang trên một trong những tuyến đường thủy huyết mạch  của thế giới”.
Gọi Biển Đông là một điểm nóng tiềm tàng, Đại tướng  Moeldoko nói:  "Trong tương lai, Biển Đông sẽ là một điểm nóng. Vì vậy, một lực lượng đặc nhiệm như  Kogabwilhan là rất quan trọng”.
Ngay trước chuyến thăm chính thức  Nhật Bản và Trung Quốc hồi tháng  Ba năm nay,  Tổng thống  Indonesia, Joko "Jokowi" Widodo, tuyên bố cái gị là “đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế”.
Các nhà quan sát bên ngoài vốn coi Indonesia là một nước lãnh đạo tiềm năng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ban Thư ký ASEAN có trụ sở tại thủ đô Jakarta.  Chính vì vậy, lập trường của Indonesia về tranh chấp Biển Đông khá nặng ký. Tuy nhiên, Indonesia đã cố gắng theo đuổi một cách tiếp cận cân bằng về vấn đề này và cũng trong tháng Ba, Tổng thống Jokowi  khẳng định rằng Indonesia vẫn tìm cách để làm nhà "môi giới trung thực" trong tranh chấp Biển Đông.

Indonesia chuẩn bị gì cho tranh chấp Biển Đông?

Trước tình hình tranh chấp Biển Đông ngày càng nóng bỏng do tranh chấp chủ quyền, Indonesia đã thành lập những lực lượng chuyên trách để sẵn sàng ứng phó.

Tạp chí tạp chí IHS Jane’s Defense Weekly dẫn nguồn tin từ Hải quân Indonesia cho biết, lực lượng này chuẩn bị thành lập một phi đội máy bay tấn công săn ngầm để ứng phó với tình hình tranh chấp Biển Đông ngày càng leo thang..
IHS Jane’s dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Antara (Indonesia) cho biết đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1970 Hải quân Indonesia sẽ có một phi đội trực thăng chuyên trách chống các hoạt động của tàu ngầm.

Trung Quốc chơi “canh bạc Hy Lạp” để “thâu tóm” Châu Âu

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đầy rẫy rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc "thâu tóm" các thị trường Châu Âu.

Mọi con mắt đổ dồn vào Trung Quốc và khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này, sau khi cử tri Hy Lạp “nói không” với các điều kiện của gói cứu trợ quốc tế mới trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 làm bùng lên những đồn đoán rằng Hy Lạp sẽ buộc phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Brussels hôm 7/7, kêu gọi Hy Lạp đề xuất những "đề nghị nghiêm túc và đáng tin cậy" để giải cứu nền kinh tế nếu nước này có ý định ở Eurozone.