Trung Quốc điều cả hạm đội để tìm máy bay Malaysia

(Kiến Thức) - Lực lượng tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích của Trung Quốc tương đương với hạm đội hải quân tầm trung.

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, quân đội nước này đang triển khai một lượng lớn tàu chiến và máy bay tương đương với một hạm đội hải quân tầm trung để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines.
Sáng ngày 26/3, Hải quân Trung Quốc đã điều động thêm các tàu hậu cần Type 903 lớp Phúc Trì, tàu đổ bộ Type 071 (chiếc thứ 3) và một số tàu khu trục tên lửa Type 052C lớp Lữ Dương đến phía nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MH370. Ngoài ra nước này còn điều một số tàu thương mại Zhonghai Shaohua đến khu vực trong buổi chiều cùng ngày.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bên cạnh các tàu thuộc Hải quân Trung Quốc, có có sự tham gia của máy bay vận tải chiến lược IL-76 thuộc Không quân Trung Quốc và tàu phá băng Tuyết Long cùng quần thảo trong khu vực tìm kiếm rộng 80.000km² cùng với 10 máy bay phản lực khác đến từ lực lương tìm kiếm của các nước Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ.
Cho đến nay, Trung Quốc đã gửi tổng cộng 16 tàu, 15 trực thăng và hai máy bay vận tải cỡ lớn đến khu vực phía tây bờ biển Australia để hỗ trợ tìm kiếm trên vùng biển mà được nhận định là nơi chiếc máy bay Boeing 777-200 đã rơi vào ngày 8/3 cùng với 239 hành khách và phi hành đoàn.
“Hạm đội” tàu tìm kiếm của Trung Quốc cho tới thời điểm này gồm: 2 tàu khu trục tên lửa cỡ lớn Type 052C Hải Khẩu 171 và Trường Xuân 150; tàu hộ vệ cỡ lớn Type 054A Thường Châu 549 và tàu hộ vệ Type 053H3 Miên Dương 528; 3 tàu đổ bộ lớn (loại Type 071); 2 tàu hậu cần; một tàu cứu hộ biển và 6 tàu tuần tra biển.
Việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích đang có bước đột phá trong thời gian gần đây khi ảnh vệ tinh chụp ở vùng biển khu vực tình nghi máy bay rơi đã phát hiện 122 vật thể trôi nổi trên biển phía nam Ấn Độ Dương.
Thủy thủ tàu phá băng Tuyết Long tìm kiếm dấu vết máy bay.
 Thủy thủ tàu phá băng Tuyết Long tìm kiếm dấu vết máy bay.
Các vật thể này có kích thước dao động từ 1-23m, được một vệ tinh của Pháp chụp được ở vùng biển rộng 400km² và thông tin này đã được gửi đến lực lượng tìm kiếm cứu hộ của Australia ở khu vực này. Đây có thể xem như thông tin đáng tin cậy nhất được phát hiện trong suốt khoảng thời gian chiếc máy bay này mất tích.
Theo Cơ quan An toàn Hàng hải Australia cho biết, do điều kiện thời tiết và biển động mạnh nên việc xác định các mảnh vật thể tình nghi hiện tại rất khó khăn. Ngoài ra lực lượng tìm kiếm của Australia cũng không thể tiếp cận 3 vật thể tình nghi từ trên không do thời tiết xấu.
Trung tướng Mark Binskin - Phó Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Australia đã trả lời các phóng viên rằng công việc tìm kiếm cho đến nay vẫn chưa có tiến triển khả quan do khu vực tìm kiếm quá rộng lớn nhất là khi biển động.
Hai máy bay vận tải chiến lược Il-76 của Trung Quốc tại sân bay Australia.
 Hai máy bay vận tải chiến lược Il-76 của Trung Quốc tại sân bay Australia.
Trước đó vào ngày 25/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã tuyên bố với giới truyền thông rằng chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia đã rơi xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương và tất cả hành khách trên chuyến bay này đều thiệt mạng. Các quan chức Malaysia cũng nói rằng các hình ảnh mới nhất được chụp từ vệ tinh của Australia, Trung Quốc và Pháp đã đưa ra bằng chứng khá rõ ràng về khu vực mà chiếc máy bay đã rơi xuống.
Quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết, việc phát hiện các vật thể mới sẽ giúp cho việc xác định được khu vực chính xác mà chiếc máy bay đã rơi và khu vực này cũng không quá xa so với khu vực mà lực lượng tìm kiếm của Trung Quốc đang tìm kiếm. Ông Hishammuddin cũng hy vọng sẽ tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay trong khu vực vùng biển này.

10 năm tới, Hải quân TQ sẽ hiện diện trên toàn cầu

(Kiến Thức) - Đó là nhận định của cơ quan tình báo Hải quân Mỹ về sức mạnh trên biển của Hải quân Trung Quốc trong 10 năm tới.

Ngắm dàn đại bác tự hành Nga diễn “hỏa đồ trận”

(Kiến Thức) - Cùng xem dàn pháo tự hành 2S5 Giatsint-S, Msta-S, 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya “khạc lửa” trong cuộc tập trận lớn ở vùng Primorsky. 

Trang mạng English Russia đăng tải một chùm ảnh liên quan tới hoạt động tập trận lớn của Quân đội Nga mà cụ thể có lẽ là pháo binh Nga tại vùng Primorsky. Quan sát ảnh thì cuộc tập trận có sự tham gia hầu hết pháo tự hành hạng nặng như 2S5 Giatsint-S, Msta-S, 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya cùng một số pháo kéo, pháo cối, tên lửa chống tăng.
  Trang mạng English Russia đăng tải một chùm ảnh liên quan tới hoạt động tập trận lớn của Quân đội Nga mà cụ thể có lẽ là pháo binh Nga tại vùng Primorsky. Quan sát ảnh thì cuộc tập trận có sự tham gia hầu hết pháo tự hành hạng nặng như 2S5 Giatsint-S, Msta-S, 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya cùng một số pháo kéo, pháo cối, tên lửa chống tăng. 

Tìm kiếm máy bay Malaysia: “sát thủ săn ngầm” P-8 thua cả Il-76

(Kiến Thức) - Dù được coi là máy bay săn ngầm hàng đầu thế giới, nhưng năng lực của P-8 Posiedon (Mỹ) đang bị nghi ngờ sau thất bại trong chiến dịch tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

P-8 Poseidon là máy bay tuần tra chống ngầm hàng đầu thế giới do hãng Boeing (Mỹ) phát triển. Nó được đánh giá rất cao trong hoạt động trinh sát, tuần tra biển, khả năng tìm kiếm hiệu quả của P-8 Poseidon dựa nhiều vào các cảm biến trong một cách tiếp cận từ trên xuống. Đầu tiên việc tìm kiếm mục tiêu bắt đầu bằng radar sau đó là các hệ thống quang học tiên tiến của máy bay có thể phóng to thu nhỏ xuống bề mặt của những con sóng.
  P-8 Poseidon là máy bay tuần tra chống ngầm hàng đầu thế giới do hãng Boeing (Mỹ) phát triển. Nó được đánh giá rất cao trong hoạt động trinh sát, tuần tra biển, khả năng tìm kiếm hiệu quả của P-8 Poseidon dựa nhiều vào các cảm biến trong một cách tiếp cận từ trên xuống. Đầu tiên việc tìm kiếm mục tiêu bắt đầu bằng radar sau đó là các hệ thống quang học tiên tiến của máy bay có thể phóng to thu nhỏ xuống bề mặt của những con sóng.