10 năm tới, Hải quân TQ sẽ hiện diện trên toàn cầu

(Kiến Thức) - Đó là nhận định của cơ quan tình báo Hải quân Mỹ về sức mạnh trên biển của Hải quân Trung Quốc trong 10 năm tới.

Theo báo cáo của tình báo Hải quân Mỹ, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng trong 15 năm tới để nâng cao khả năng của tàu mặt nước, tàu ngầm, vũ khí trên biển và hệ thống trinh sát, giám sát.
Đại diện Cục tình báo Bộ Hải quân Mỹ cho biết, Hải quân Trung Quốc đã dần chuyển từ phát triển lực lượng ven bờ sang lực lượng hoạt động vùng biển xa, cách lục địa hàng trăm dặm.
Căn cứ vào báo cáo liên quan, hiện nay Hải quân Trung Quốc có 77 tàu mặt nước, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ và khoảng 85 tàu tên lửa nhỏ. Trong năm 2013, Trung Quốc đóng, hạ thủy hoặc biên chế hơn 50 tàu chiến, số lượng dự kiến năm 2014 cũng sẽ tương đương với năm 2013.
Cũng theo báo cáo, đến năm 2020 có tới 85% tàu chiến của Hải quân Trung Quốc sẽ được coi là “hiện đại hóa” trang bị, khi đó tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong mức độ có hạn sẽ hỗ trợ biên đội tác chiến.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý, bao gồm năm 2014 Trung Quốc sẽ bắt đầu triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn tuần tra mang tính ngăn chặn. Vị trí tác chiến của loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược này này “sẽ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc có lực lượng tấn công hạt nhân thứ 2 trên biển”.
Báo cáo còn cho rằng, hiện nay hơn một nửa tàu ngầm tấn công phi hạt nhân của Trung Quốc trang bị khả năng phóng tên lửa hành trình chống hạm hiện đại. “Trung Quốc có thể đóng tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 trong 10 năm tới, hoặc sẽ có khả năng tấn công đối đất”.
Căn cứ vào xu thế hiện nay, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc chuyển đổi hải quân với khoa học công nghệ cao theo hướng quy mô và hiện đại hóa, do đó có sức ảnh hưởng toàn cầu.
“Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ thực hiện chuyển hóa từ một hải quân bờ biển sang hải quân có thể thực hiện nhiệm vụ toàn cầu”, Cục tình báo Bộ Hải quân Mỹ nói.

“Đột nhập” căn cứ Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Căn cứ quân sự trên vịnh Á Long (đảo Hải Nam) là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thời báo Hoàn Cầu mới đây đăng tải một số bức ảnh do cư dân mạng Trung Quốc chụp khi ghé thăm căn cứ Hải quân Trung Quốc nằm trên vịnh Á Long, tỉnh Hải Nam. Tại thời điểm chụp, ở căn cứ này có sự hiện diện của nhiều loại tàu chiến đấu mặt nước chủ lực thuộc biên chế Hạm đội Nam Hải.
 Thời báo Hoàn Cầu mới đây đăng tải một số bức ảnh do cư dân mạng Trung Quốc chụp khi ghé thăm căn cứ Hải quân Trung Quốc nằm trên vịnh Á Long, tỉnh Hải Nam. Tại thời điểm chụp, ở căn cứ này có sự hiện diện của nhiều loại tàu chiến đấu mặt nước chủ lực thuộc biên chế Hạm đội Nam Hải.
Căn cứ này nằm ở vịnh Á Long với phong cảnh rất đẹp.
 Căn cứ này nằm ở vịnh Á Long với phong cảnh rất đẹp.

Ảnh hiếm nhà máy đóng tàu ngầm Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu mới đây đăng tải một số hình ảnh hiếm về nhà máy đóng tàu ngầm phi hạt nhân dành cho Hải quân Trung Quốc.

Cũng như nhiều chùm ảnh khác, Hoàn Cầu không công bố thông tin chi tiết về vị trí nhà máy đóng tàu, cũng như chức năng nhiệm vụ của nhà máy này. Tuy nhiên, nhiều khả năng đây là nơi chuyên đóng các tàu ngầm phi hạt nhân do Trung Quốc tự thiết kế.
 Cũng như nhiều chùm ảnh khác, Hoàn Cầu không công bố thông tin chi tiết về vị trí nhà máy đóng tàu, cũng như chức năng nhiệm vụ của nhà máy này. Tuy nhiên, nhiều khả năng đây là nơi chuyên đóng các tàu ngầm phi hạt nhân do Trung Quốc tự thiết kế.

Pechora-2M: hồi sinh SA-3 cổ lỗ đưa ra thị trường thế giới

(Kiến Thức) - Pechora-2M không hẳn là gói nâng cấp hệ thống S-125 (NATO định danh SA-3) mà là tổ hợp phòng không mới, chế tạo trên cơ sở S-125.