Trùm mafia khét tiếng nhất nước Mỹ: Sống trong “oanh liệt”, chết trong tù tội

Tiếng tăm "nổi như cồn" trong thế giới ngầm nước Mỹ nhưng những ngày tháng cuối đời ông trùm mafia này lại quá đỗi tẻ nhạt và kết thúc trong bệnh tật, cô đơn.

John Gotti là một gã sát thủ máu lạnh, người đứng đầu gia đình tội phạm Gambino vào giữa thập niên 80 đồng thời cũng là ông trùm quyền lực nhất thế giới xã hội đen ở New York. Rất ít băng đảng gây được sự chú ý của dân chúng Mỹ như Gambino trong suốt hơn 20 năm họ tồn tại.

Giới chức Mỹ từng gọi trùm mafia Gotti là Tefon Don nhờ tài thoát án siêu hạng. Nhưng “đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”, ngày 11/12/1990, John Gotti bị cảnh sát bắt giữ do dính líu tới những vụ thanh toán của giới xã hội đen, cờ bạc bất hợp pháp, hối lộ, trốn thuế… Ngoài ra, hắn còn bị buộc tội liên quan đến 5 vụ giết người man rợ trong thời gian “trị vì” băng đảng Gambino.

Trum mafia khet tieng nhat nuoc My: Song trong “oanh liet”, chet trong tu toi
Chân dung ông trùm quyền lực John Gotti.

Ngày 23/6/1992, John Gotti bị kết án tù chung thân không được giảm án đồng thời phải nộp lại số tiền lên đến 250.000 USD. Đó là một ngày buồn với gia tộc Gambino khi gần như đánh dấu sự lụi bại của một trong những tổ chức tội phạm nguy hiểm nhất nước Mỹ trong hàng thập kỷ.

Ông trùm bắt đầu chuỗi ngày không lối thoát của mình tại nơi khắc nghiệt và an ninh bậc nhất nước Mỹ - Nhà tù liên bang Federal ở Marion, bang Illinois, cách thành phố St. Louis khoảng 240km về phía đông nam. Đây vốn là nơi giam giữ những tù nhân được Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI liệt vào hàng cực kỳ nguy hiểm.

Gotti phải chịu cảnh biệt giam trong căn phòng rộng 6m2 có một chiếc giường, nhà vệ sinh, bồn rửa và chiếc gương nhỏ, khác xa cuộc sống được săn đón với các bữa ăn xa hoa bên những chầu rượu Remy Martin Louis XIII có giá 75 USD cho mỗi ly tại các nhà hàng và quán bar sang trọng ở New York trước đây.

David Schaff, người phát ngôn của nhà tù, nói rằng: "Chúng tôi đối xử với Gotti không hề khác so với 920 tù nhân còn lại".

Tại đây, ông trùm phải dành tới 23 giờ mỗi ngày một mình trong phòng giam và chỉ được phép ra ngoài 1 tiếng để thư giãn tại sân chung nhưng với một bên chân bị cùm. Các cuộc thăm nom của người thân cũng cực kỳ hạn chế, Gotti thậm chí còn không được gọi điện thoại. Thiết bị giải trí duy nhất hắn có là chiếc máy cassette nhỏ.

Một ngày tẻ nhạt bắt đầu vào lúc 6h30 với bữa sáng gồm ngũ cốc, nước trái cây và cafe. Quản ngục sẽ đến sau một giờ để kiểm tra. Vào một số khoảng thời gian nhất định trong ngày, Gotti được phép xem truyền hình.

Tuy nhiên, dù bị biệt giam nhưng Gotti vẫn chứng minh được quyền lực của mình.

Một cách gián tiếp, hắn vẫn tham gia vào một số hoạt động của tổ chức Gambino. Gotti tiếp tục điều hành gia tộc tội phạm này, ban hành các mệnh lệnh thông qua anh em và con trai trong các chuyến viếng thăm.

Có lần, Gotti bị một tù nhân khác là Walter Johnson đánh trọng thương. Mặc dù đang chịu án, nhưng Gotti đã sẵn sàng chi tới 40.000 USD cho một nhóm xã hội đen để giúp hắn thanh toán Walter Johnson. Các nhân viên quản lý trại giam biết Walter Johnson đang gặp nguy hiểm nên quyết định chuyển hắn tới một nhà tù khác. Nhưng quyết định này cũng không thể cứu được tính mạng của kẻ dám “vuốt râu hùm”.

Năm 1998, Gotti được chẩn đoán mắc bệnh ung thu vòm họng và được gửi tới trung tâm y tế Hoa Kỳ ở Springfield, Missouri để điều trị và phẫu thuật. Khối u được loại bỏ, nhưng hai năm sau đó bệnh tình của Gotti lại tiếp tục xấu đi.

Ngày 10/6/2002, ông trùm mafia khét tiếng của gia đình tội phạm Gambino qua đời ở tuổi 61, đánh dấu ngày tàn của gia tộc Gambino.

Ảnh hiếm về mộ tinh xảo và tối mật của các trùm mafia Nga

Một số ngôi mộ của mafia Nga được khắc thơ, thậm chí còn có tượng to gần bằng người.

Những hình ảnh dưới đây cho thấy những ngôi mộ tinh xảo và các bức tượng được trang trí công phu của các trùm mafia Nga.
Anh hiem ve mo tinh xao va toi mat cua cac trum mafia Nga
Mộ của một mafia Nga

Ngạc nhiên trước cảnh thịnh vượng ở Kabul những năm 1960

(Kiến Thức) - Trái ngược hoàn toàn với khung cảnh đổ nát hiện thời, Thủ đô Kabul của Afghanistan từng là một thành phố phát triển thịnh vượng hồi những năm 1960.

Ngac nhien truoc canh thinh vuong o Kabul nhung nam 1960
Nữ giáo sư (phải) đang giải thích thêm cho hai nữ sinh khoa y tại một trường đại học ở Thủ đô Kabul của Afghanistan năm 1962. 

Chiêm ngưỡng hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới

(Kiến Thức) - Với 2 đường tàu chạy song song và 16 trạm, Metro Bình Nhưỡng cho đến nay vẫn là một trong những hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới.

Chiem nguong he thong tau dien ngam sau nhat the gioi
Hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới Metro Bình Nhưỡng nằm ở độ sâu 110 mét dưới lòng đất, có thiết kế giống như hầm trú ẩn hạt nhân và phải mất tới 4 phút để đi thang cuốn lên mặt đất. Ảnh: Earthnutshell.