Trong 5 phụ nữ chôn cùng Khang Hi, người Ung Chính yêu cầu là ai?

Đối với xã hội phong kiến Trung Quốc, Hoàng hậu mới có tư cách hợp táng cùng với vua. Tuy nhiên, lăng mộ của Hoàng đế Khang Hi có tới 5 người phụ nữ được hợp táng cùng ông.

Ngoài 4 vị Hoàng hậu, vậy người thứ 5 là ai mà lại có vinh hạnh được hợp táng cùng Hoàng đế Khang Hi?

Người đầu tiên được chôn cùng Khang Hi tất nhiên là người vợ đầu tiên của ông, Hoàng hậu Hách Xá Lý thị. Khi nhà Thanh vừa mới thành lập, tình hình chưa ổn định, cuộc hôn nhân giữa Mãn Thanh và Mông Cổ là việc cần thiết để ổn định địa vị và quyền cai trị của hoàng đế nhà Thanh. Chính vì vậy, Từ Hi Thái hậu đã chọn Hoàng hậu Hách Xá Lý thị làm vợ của Khang Hi.

Trong 5 phu nu chon cung Khang Hi, nguoi Ung Chinh yeu cau la ai?

Đối với xã hội phong kiến Trung Quốc, Hoàng hậu mới có tư cách hợp táng cùng với vua. Ảnh: Sohu

Sau khi kết hôn, Hoàng hậu Hách Xá Lý thị sinh được hai Hoàng tử, tuy nhiên một người không may qua đời. Điều đáng tiếc hơn nữa là Hoàng hậu cũng qua đời do mắc chứng loạn sản khi hạ sinh Hoàng tử thứ hai. Khang Hi rất yêu quý nhị Hoàng tử, đã dạy cho Hoàng tử cách trở thành một Hoàng đế đủ tư cách và phong anh ta trở thành Hoàng tử.

Người thứ hai là Hoàng hậu Hiếu Chiêu Nhân. Ba năm sau cái chết của Hoàng hậu Hách Xá Lý thị, vua Khang Hi một lần nữa sắc phong Hoàng hậu. Hiếu Chiêu Nhân được phong làm Hoàng hậu. Chỉ nửa năm sau khi được sắc phong lên Hoàng hậu, bà bất ngờ qua đời. Vì là Hoàng hậu được đích thân vua sắc phong nên Hiếu Chiếu Nhân Hoàng hậu cũng vinh dự được hợp táng cùng vua.

Vị Hoàng hậu thứ 3 của Khang Hi là Hiếu Ý Nhân hoàng hậu, bà có thân phận khá đặc biệt. Bà là người Hoàng Kỳ Mãn Châu, con gái Lĩnh thị vệ Nội đại Thần Đông Quốc Duy. Bà là chị họ của vua Khang Hi, em gái Hiếu Khang Trương hoàng hậu, mẹ đẻ vua.

Do sự ra đi của hai Hoàng hậu trước, Hoàng đế Khang Hi không dám tùy tiện phong Hoàng hậu nữa. Vì vậy khi đó, Hiếu Ý Nhân chỉ giữ vị trí Hoàng quý phi trong 8 năm.

Tuy vậy bà cũng không tránh khỏi vận mệnh trêu ngươi, mặc dù còn rất trẻ nhưng lại mang trọng bệnh. Sau khi hay tin, Khang Hi đã trực tiếp phong bà làm Hoàng hậu, kết quả ngày kế vị thứ hai cũng là ngày mất của bà.

Người thứ tư là Hoàng hậu Hiếu Cung Nhân, mẹ ruột của Hoàng đế Ung Chính. Bà không xuất thân cao quý như những vị hoàng hậu trước, bà xuất thân từ một gia đình tráng sĩ ở Trịnh Hoàng và được Khang Hi sủng ái vì vẻ đẹp của mình. Sau đó, bà hạ sinh được sáu người con và được sắc phong Hoàng hậu sau khi vua qua đời.

Bốn người phụ nữ trên đều được chôn cất trong hoàng lăng vì họ là Hoàng hậu. Người phụ nữ thứ năm được nằm chung lăng mộ với Hoàng đế Khang Hi có xuất thân Phi tử bình thường. Bà là Kính Mẫn quý phi Chương Giai thị. Chương Giai thị xuất thân là một nô bộc trong phủ nội vụ, tổ tiên bà là người Triều Tiên.

Tuy bà sinh được con nối dõi hoàng gia, nhưng do vấn đề về xuất thân nên bà không hề được Hoàng đế coi trọng. Ngay cả sau khi Khang Hi qua đời, thân phận của bà cũng chỉ là một phi tử có địa vị thấp nhất trong hậu cung.

Sau này khi Ung Chính lên ngôi Hoàng đế, Di Hiền Vương Dận Tường (con trai của Chương Giai thị) đã trở thành cánh tay phải đắc lực của ông trong thời kì tranh ngôi đoạt vị.

Vì biết Dận Tường luôn tự ti về xuất thân của mình, Ung Chính đã truy phong Chương Giai thị lên Mẫn phi và cho phép hợp táng cùng Hoàng đế Khang Hi. Đây là cách Ung Chính hoàn thành ý nguyện của người em trai Dận Tường.

Cuối tuần (30-31/7): 2 con giáp nghỉ ngơi vẫn có lộc, 1 tuổi cực đen

Hai ngày cuối tuần cũng là hai ngày cuối tháng, cùng xem con giáp nào phát tài, con giáp nào xui xẻo nhé.

Cuoi tuan (30-31/7): 2 con giap nghi ngoi van co loc, 1 tuoi cuc den

Dịch bệnh đáng sợ ám ảnh nhà Thanh trong nhiều thập kỷ

Dịch bệnh đáng sợ này từng tước đi tính mạng của không ít nhân vật trong hoàng tộc nhà Thanh, trong đó có cả một vị Hoàng đế.

Vào thời nhà Thanh, từng có một dịch bệnh khiến thường dân bách tính lẫn hoàng tộc quan lại đều không khỏi khiếp sợ. Thậm chí, bệnh dịch này đã từng tước đoạt đi sinh mệnh của nhiều hoàng tử, công chúa và cả Hoàng đế Thanh triều.

Đó chính là đậu mùa, căn bệnh còn được cổ nhân gọi bằng cái tên "Thiên hoa".

Sự thật sốc cung nữ "lười tắm" được kính nể nhất triều Thanh

(Kiến Thức) - Cung nữ tuy có địa vị thấp kém trong Hoàng cung nhưng trong lịch sử Mãn Thanh, Tô Ma Lạt Cô lại là người cung nữ rất được Khang Hi Đế coi trọng.

Su that soc cung nu
 Thời kỳ Mãn Thanh, vị trí của cung nữ rất thấp, mặc dù có một số người xuất thân quý tộc nhưng họ vẫn chỉ mang thân phân nô dịch trong cung cấm. Nhưng trong lịch sử nhà Thanh, lai xuất hiện một cung nữ rất nổi tiếng, đó là Tô Ma Lạt Cô, bà chính là người thầy vỡ lòng của Khang Hi Đế, bà sống đến năm 90 tuổi, cả đời không tắm rửa, nhưng lại được Hoàng đế Khang Hi kính trọng. Ảnh: baidu.com.