

Các chuyên gia cảnh báo lũ lụt, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu có thể gây ra thiệt hại cho hành tinh của chúng ta giống như tác động của một tiểu hành tinh khổng lồ hoặc một vụ phun trào núi lửa lớn.
Trái đất đã phải chịu đựng năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong suốt lịch sử 4,5 tỷ năm. Đầu tiên là sự kiện tuyệt chủng Ordovic-Silur vào khoảng 444 triệu năm trước. Nổi tiếng nhất là cách đây 66 triệu năm khi một tiểu hành tinh quét sạch loài khủng long. Giờ đây, các nhà khoa học lo sợ cuộc tuyệt chủng lần thứ sáu có thể xảy ra do biến đổi khí hậu.
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt nổi tiếng nhất trên Trái đất là tiểu hành tinh khổng lồ đã quét sạch loài khủng long cách đây 66 triệu năm. Mặc dù nó rất nghiêm trọng, xóa sổ khoảng 76% số loài trên thế giới, đã có hai ngày tận thế khác tàn khốc hơn trong lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái đất.
1. Cuộc tuyệt chủng Ordovic-Silurian (444 triệu năm trước)
Lần tuyệt chủng đầu tiên xảy ra vào khoảng 444 triệu năm, xoá sổ 85% sự sống trên Trái đất, khi hầu như tất cả sự sống đều ở dưới biển và thực vật chỉ mới bắt đầu xuất hiện trên đất liền.
Các nhà khoa học tin rằng rất có thể đó là kết quả của quá trình nguội lạnh toàn cầu và mực nước biển giảm, tác động đáng kể đến nhiều loài sinh vật biển sống ở các vùng nước nông ven biển ấm áp.
Vào thời điểm bắt đầu của sự kiện Late Ordovic, thế giới là một nơi rất khác so với ngày nay, hầu hết các lục địa kè sát nhau thành một siêu lục địa duy nhất có tên là Gondwana.
Các chuyên gia cho rằng sự hạ nhiệt toàn cầu có thể được bắt đầu bởi sự trỗi dậy của dãy núi Appalachian ở Bắc Mỹ, từ đó hút carbon dioxide ra khỏi bầu khí quyển, làm lạnh hành tinh và dẫn đến mực nước biển giảm hàng chục mét.
2. Cuộc tuyệt chủng cuối kỷ Devon (383-359 triệu năm trước)
Từ khoảng 383 triệu năm trước, một loạt các xung dẫn đến nồng độ oxy trong đại dương giảm mạnh và cuối cùng khiến 75% các loài trên Trái đất biến mất trong khoảng thời gian 20 triệu năm.
Không rõ điều gì đã gây ra sự tuyệt chủng đặc biệt này, nhưng núi lửa, một tiểu hành tinh va vào Trái đất, và thậm chí là một thời kỳ thích nghi của thực vật, là những giả thuyết nguyên nhân.
Một khu vực đá núi lửa lớn ngày nay gọi là “Bẫy Siberia” đã phun trào trong hàng triệu năm của hiện tượng Kellwasser. Nó phun ra 380.000 mét khối dung nham và giải phóng khí sulfur dioxide vào khí quyển, gây ra mưa axit, có thể đã dẫn đến cuộc tuyệt chủng.
![]() |
Qua bộ dữ liệu thu được từ các chuyến bay khảo sát ngoài khơi Chile và Costa Rica trước đây, các nhà khoa học nhận thấy bụi thổi ở vùng này giàu I-ốt đến kinh ngạc. |