Tranh cãi Luật tố cáo: "Đã ăn lương nhà nước, dân yêu cầu thì phải làm"

(Kiến Thức) - "Thực ra chúng ta ngụy biện, chúng ta là công chức nhà nước,...đã ăn lương của nhà nước, lương đó của dân góp, thuế của dân thì tất cả những yêu cầu của dân chúng ta phải làm...", Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu phát biểu khi tranh luận Luật Tố cáo.

Thảo luận trước Quốc hội về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) sáng 24/5, nói về việc có nên mở rộng hình thức tố cáo hay không, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng, ông không đồng tình với các ý kiến nói rằng là phải bỏ tố cáo qua điện thoại.
“Cách đây 13 năm, Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 quy định tại khoản 1 Điều 65 quy định như sau: "Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức tố cáo khác theo quy định của pháp luật. 13 năm rồi, Quốc hội đã chấp nhận vấn đề này, vậy mà công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Tại sao lại bỏ đi”, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu ý kiến.
Cho rằng, tố cáo là một quyền hiến định, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho rằng: “Chúng ta tạo điều kiện cho công dân tố cáo và có trách nhiệm trả lời đầy đủ”.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu. Ảnh: Quochoi.vn
 Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu lấy ví dụ: “ Tôi đang ở Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một người thân của tôi bị một người nào đó yêu cầu phải đưa một khoản tiền đến, tôi về không kịp, người ta không biết làm thế nào mà tôi chỉ biết điện thoại của cơ quan tôi điện đến, mong các anh giúp cho cháu. Ở cơ quan công an gọi là tin báo về tội phạm. Chẳng lẽ chúng ta không làm, vô lý. Tôi thấy nếu bỏ cái này đi sẽ mất đi một kênh thông tin rất quan trọng”.
Sau khi một số đại biểu kiến nghị bỏ hình thức tố cáo qua điện thoại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục đứng lên tranh luận.
“Thực ra chúng ta ngụy biện, chúng ta là những công chức nhà nước, nếu nói một cách sòng phẳng đã ăn lương của nhà nước, mà lương đó là dân góp, thuế của dân thì tất cả những yêu cầu của dân chúng ta phải làm, đó là mặt nguyên tắc. Còn tố cáo qua điện thoại, không phải như các đại biểu đã nói, ví dụ một người muốn tố cáo qua điện thoại rất rõ ràng, có tố cáo và chúng ta ghi lại, điện thoại kiểm tra lại họ nói có đúng hay không và chúng ta hẹn họ đúng thời gian, địa điểm như vậy họ cung cấp cho chúng ta ngay.”, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Cầu dẫn giải, cảnh sát 113 hàng ngày vẫn nhận được rất nhiều thông tin nhưng trong đó thông tin nào thông tin chính xác họ lọc được rất nhanh. Không phải bảo tố cáo qua đó khó chúng ta không làm, nếu thế thì còn nói gì nữa.
“Tại sao Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 tiến bộ như thế mà chúng ta không kế thừa mà bây giờ lại bỏ đi. Tôi nghĩ là như vậy để cho người dân thực hiện quyền hiến định thực sự, chứ đừng vì những việc khó khăn của cơ quan nhà nước, ta chọn việc dễ ta làm còn việc khó chúng ta thôi thì tôi thấy không ổn”, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói.
Đồng quan điểm với Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, nếu không dùng điện thoại thông minh có nghĩa đã quay lại thời kỳ 0.4.
“Điện thoại là trực tiếp chứ không phải gián tiếp. Chúng ta đang cố gắng xóa bỏ sim rác, đang tiến hành để đăng ký lại người tiêu dùng trong điện thoại. Câu chuyện này chúng ta sẽ xử lý được chứ không nên thoái thác rằng đây là vấn đề khó khăn để chúng ta từ chối việc tố cáo”, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Cử tri cả nước gửi tới Kỳ họp thứ 5 Quốc hội XIV những băn khoăn nào?

(Kiến Thức) - Tình trạng thua lỗ, thất thoát ở nhiều doanh nghiệp, người nhà bệnh nhân có hành vi bạo lực đối với bác sĩ, cán bộ công an lợi dụng chức vụ tiếp tay cho tội phạm, “Hội thánh Đức Chúa trời”…khiến cử tri cả nước bức xúc.

Trong khuôn khổ Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 – Quốc hội Khóa XIV, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Nhiều lo lắng của cử tri cả nước gửi tới Quốc hội

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV có những điểm gì mới?

(Kiến Thức) - Sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay, thời gian dành cho mỗi lượt trả lời là 3 phút là một trong điểm mới đáng chú ý nhất tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Lúc 7h15 sáng nay (21/5), các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp. Đến 9h00, Quốc hội họp phiên khai mạc.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 khai mạc sáng 21/5 tại Hà Nội, dự kiến kéo dài trong 20 ngày (đến ngày 15/6/2018).