Địa phương đầu tiên ở Hà Tĩnh cấp sổ đỏ cho người dân

Phường Trần Phú là địa phương đầu tiên ở Hà Tĩnh hoàn tất quy trình cấp mới, trao sổ đỏ cho người dân kể từ khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày 10/7, thông tin từ UBND phường Trần Phú (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các hộ dân sau khi hoàn tất các thủ tục cấp mới theo thẩm quyền.

Đây là dấu mốc quan trọng kể từ khi tỉnh Hà Tĩnh triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh và phường/xã), theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương và quy định tại Nghị định 151/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

sd.jpg
Lãnh đạo phường Trần Phú trao trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Trước đó, khi tiếp nhận 103 hồ sơ giao dịch đất đai từ UBND thành phố Hà Tĩnh (trước sáp nhập) chuyển giao, UBND phường Trần Phú đã chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đất đai VBDLIS cho cán bộ chuyên môn.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình chuyên môn không chỉ giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ mà còn nâng cao tính chính xác, đồng bộ và công khai trong công tác địa chính.

Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết liệt trong tổ chức thực hiện, chỉ trong thời gian ngắn, phường Trần Phú đã hoàn thiện các bước tiếp nhận, thẩm định và cấp sổ đỏ đúng quy trình, đúng quy định pháp luật.

Phường Trần Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Thạch Hạ, Thạch Trung, Đồng Môn và Hộ Độ, với tổng diện tích 29,50 km² , dân số trên 38.400 người.

Sau sáp nhập, không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ

Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp có nhu cầu.

Sau sap nhap, khong bat buoc phai lam lai so do
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành hướng dẫn chi tiết về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sáp nhập tỉnh thành. Theo đó, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ) đã cấp qua các thời kỳ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Việc chỉnh lý, thay đổi thông tin của thửa đất bao gồm số tờ, số thửa, địa chỉ trên sổ đỏ đã cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 10 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).
Đối với trường hợp trên sổ đỏ đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì cấp mới sổ đỏ để thể hiện thông tin của thửa đất theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 101 năm 2024 của Chính phủ.
Về tờ bản đồ địa chính, tên gọi gồm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp xã, phường, thị trấn sau khi sắp xếp; số hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự trong phạm vị cấp xã. Thông tin cấp xã trước khi sắp xếp cần được ghi chú ở ngoài khung bản đồ nhằm phục vụ tra cứu.
Đối với các yếu tố trình bày ngoài khung bản đồ (tên tỉnh, xã), mốc địa giới và đường địa giới, các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, ghi chú thuyết minh... nếu có cần chỉnh lý trên bản đồ địa chính cho phù hợp.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, những thửa đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi hợp nhất đang sử dụng các kinh tuyến trục khác nhau cần xem xét sử dụng một kinh tuyến trục phù hợp.
Chi tiết về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sáp nhập tỉnh thành:

Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là "Giấy chứng nhận") phải được thực hiện đồng thời với việc cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương.

Hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai đang được quản lý, lưu trữ, vận hành thì tiếp tục được khai thác, quản lý, phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp. Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai do sắp xếp lại đơn vị hành chính phải được thực hiện đồng thời với việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất, đảm bảo thông suốt, không gây ách tắc, cản trở cho người dân và doanh nghiệp.

Việc áp dụng kinh tuyến trục cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được thực hiện như sau: Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính thì giữ nguyên kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như trước khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính, thì khi thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính sẽ ưu tiên sử dụng 01 kinh tuyến trục có độ chính xác cao hơn của một trong các tỉnh, thành phố được hợp nhất sau khi sắp xếp đơn vị hành chính để sử dụng cho việc đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Chính quyền 2 cấp thay đổi đáng kể chức năng xã, phường

Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh, việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp làm thay đổi đáng kể chức năng, nhiệm vụ của cấp xã, phường.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu nhấn mạnh như trên khi kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại xã An Phú và phường Ái Quốc.

Mỗi cán bộ công chức, viên chức cần chủ động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Không khí vận hành chính quyền 2 cấp ở Hà Tĩnh

Cùng với cả nước, 2 ngày qua, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các xã, phường ở Hà Tĩnh luôn bừng lên không khí làm việc sôi nổi, nghiêm túc.

Sự kiện trọng đại này là cột mốc quan trọng trong lộ trình cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Theo ghi nhận, sáng 2/7, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công phường Thành Sen đã đón hàng trăm người dân đến làm hồ sơ, thủ tục.