Trang bị máy bay cho CSCĐ: Đừng nói thiếu tiền!

(Kiến Thức) - “Trang bị máy bay, tàu thủy cho cảnh sát cơ động là cần thiết. Kinh phí tốn kém đáng gì so với nhiều dự án lãng phí tiền tỷ”, Thiếu tướng Lê Văn Cương.

Đó là quan điểm của Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an xung quanh quy định trang bị máy bay, tàu thủy phục vụ hoạt động của cảnh sát cơ động trong dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động .
Ngày 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động. Trong đó có quy định, các đơn vị của lực lượng được trang bị, quản lý, sử dụng tàu bay, tàu thủy, phương tiện bay, phương tiện thủy khác để phục vụ hoạt động.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu, việc trang bị tàu bay, tàu thủy cho cảnh sát vũ trang là cần thiết nhằm kịp thời trấn áp tội phạm, bạo loạn. Trước đây, việc xử lý các vụ xảy ra ở Tây Nguyên, Mường Nhé đều phải sử dụng đến máy bay.
Trực thăng tham gia diễn tập chống bạo loạn, khủng bố ở Điện Biên ngày 20/10/2012. Ảnh: TTXVN
 Trực thăng tham gia diễn tập chống bạo loạn, khủng bố ở Điện Biên ngày 20/10/2012. Ảnh: TTXVN
Chính phủ cũng đã cho phép Bộ Công an lập đề án mua máy bay trực thăng phục vụ chiến đấu. Bộ Công an cũng đã có doanh nghiệp sửa chữa, đóng mới các phương tiện thủy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.
Trong tình huống điều động lực lượng quy mô lớn hơn hoặc điều động các đơn vị Cảnh sát vũ trang được trang bị, sử dụng tàu bay, tàu thủy phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng Công an.
Đồng ý với đề xuất của Bộ Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng một số nước điều kiện kinh tế không hơn Việt Nam, thì cảnh sát cơ động vẫn có trực thăng. Theo ông Hiện, vấn đề ở chỗ quản lý sử dụng thế nào, nếu hợp lý thì dân sẽ không phàn nàn.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đồng ý với việc trang bị các phương tiện này cho cảnh sát cơ động. Tuy nhiên, ông đề nghị trang bị cho ngành công an nói chung, còn Bộ trưởng sẽ quyết định cho đơn vị nào sử dụng tùy nhiệm vụ. 
Tuy vậy, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra dự án Pháp lệnh cho rằng, việc trang bị các phương tiện này cần cân nhắc vì đòi hỏi đầu tư ngân sách quá lớn. Bên cạnh đó, việc quản lý, đào tạo, huấn luyện sử dụng phức tạp và phải rất chặt chẽ. Trong khi hiện nay Bộ Quốc phòng đã được đầu tư cơ bản, có thể đáp ứng yêu cầu của Bộ Công an khi cần sử dụng và sự phối hợp giữa hai bộ vẫn đang được thực hiện tốt.
Về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an, bày tỏ quan điểm, với cảnh sát cơ động thì việc trang bị máy bay, tàu thủy… là thực sự cần thiết. 
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.
 Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.
Các nước trên thế giới, cảnh sát cơ động đều được trang bị các phương tiện này. Hơn nữa, hiện giờ, các tình huống phức tạp về an ninh trật tự đều do lực lượng cảnh sát cơ động đối phó. Ở Trung ương phải có một lực lượng mạnh, được đào tạo tinh nhuệ, được trang bị phương tiện đầy đủ mà không phải địa phương nào cũng trang bị được.
“Vấn đề nhiều người lo ngại là mình không có kinh phí, nhưng theo tôi, việc trang bị tốn kém không đáng kể so với tình hình lãng phí hiện nay, khi người ta đang "ném tiền" xuống biển lãng phí, "ném tiền" vào túi cá nhân. Một năm lãng phí hàng ngàn tỷ, thì việc mua mấy cái máy bay đáng gì. Việc tập huấn, đào tạo sử dụng cũng không có gì quá khó khăn, phức tạp. Đừng nghĩ mình nghèo, mình thiếu tiền, không làm được” - Thiếu tướng Lê Văn Cương thẳng thắn nói.
Ông cũng lưu ý rằng, giờ chỉ nên tính cách để thực hiện sao cho hợp lý, hiệu quả nhất. “Tôi nghĩ đến lúc thực hiện được cũng phải đến 5 năm nữa chứ không ít, như thế là muộn chứ không phải kịp thời nữa rồi. Phải làm nhanh thôi, đừng bàn cãi nữa”.

Tổ chức thi tốt nghiệp hơi hoành tráng!

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội không tán thành việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng cho rằng "chúng ta có thể điều chỉnh làm sao nó gọn nhẹ hơn".

Không thi, học trò sẽ chẳng học đâu
Các chuyên gia giáo dục đang cùng nhau bàn luận việc nên hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ở góc độ là hiệu trưởng một trường THPT, quan điểm của ông thế nào?

CSCĐ được nổ súng chống bạo loạn khi nào?

Việc nổ súng trấn áp - đặc biệt trong các trường hợp bạo loạn, biểu tình… - chỉ được phép khi được lệnh của Bộ trưởng và Thứ trưởng thường trực Bộ Công an.

Một trong 15 nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát vũ trang, theo Pháp lệnh Cảnh sát vũ trang vừa được trình Thường vụ Quốc hội sáng nay 12/8 là “Cơ động chiến đấu chống các hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp kịp thời các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm có vũ trang; các vụ gây rối, biểu tình bất hợp pháp.