Trái Đất ra sao nếu Sao chổi Halley lao vào Mặt Trăng?

Để trả lời cho câu hỏi đậm chất 'giả tưởng' này, kênh youtube về khoa học nổi tiếng What If đã thực hiện một video giải thích những tác động có thể xảy đến với Trái Đất khi sao chổi Halley va chạm trực tiếp với Mặt Trăng.

Trai Dat ra sao neu Sao choi Halley lao vao Mat Trang?
 Đơn cử, vào năm 1994, sao chổi Shoemaker-levy 9 khi lao vào lớp khí quyển sâu của Sao Mộc đã tạo ra một vụ nổ cực kỳ khủng khiếp, giải phóng ra mức năng lượng tương đương với một ngàn quả bom nhiệt hạch lớn nhất thế giới, hay 10 triệu tấn thuốc nổ TNT. Nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Trái Đất, toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta sẽ lập tức bị xóa sổ hoàn toàn. 
Được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất lịch sử thiên văn học. Halley là sao chổi duy nhất có thể nhìn thấy 2 lần trong đời người. Từng xuất hiện xuyên suốt trong lịch sử loài người, lần gần đây nhất sao chổi Halley 'ghé thăm' Trái Đất là vào năm 1986. Quỹ đạo di chuyển trung bình của sao chổi Halley là 76 năm và nó được dự đoán sẽ xuất hiện lần tiếp theo vào ngày 28 tháng 7 năm 2061.
Giống như các sao chổi khác, sao chổi Halley cũng mang trong mình năng lực phá hủy cực kỳ khủng khiếp nếu nó va chạm với bất kỳ hành tinh nào trong Thái Dương Hệ, bao gồm cả Trái Đất. Nếu so sánh với các thiên thạch có cùng kích thước, sao chổi cũng có sức hủy diệt lớn hơn rất nhiều. Được cấu tạo chủ yếu từ băng giá, khí ga và bụi, sao chổi chu du vòng quanh Mặt Trời với tốc độ cực cao, lên tới 160 nghìn km/h. Do vậy, sao chổi mang đến sự chết chóc lớn hơn so với thiên thạch di chuyển với tốc độ chậm chạp hơn.
Tuy nhiên, theo ước tính của các nhà khoa học, xác xuất xảy ra vụ va chạm với các sao chổi đủ lớn như Halley, vốn có thể gây nên sự tuyệt chủng, là rất thấp. Hầu hết các sao chổi khi vượt qua giới hạn Roche (khoảng cách gần nhất mà một thiên thể có thể tới gần Mặt Trời) đều sẽ bị hư hại nặng. Bức xạ từ Mặt trời sẽ khiến lớp băng bao phủ sao chổi tan chảy. Kích cỡ của sao chổi vì thế sẽ nhỏ đi rất nhiều và trở nên ít nguy hại với Trái đất.

Có thật là tàu vũ trụ Apollo 11 của NASA đã đưa người lên Mặt Trăng?

Cuộc đổ bộ lần đầu tiên lên Mặt Trăng mang tính biểu tượng của NASA đã diễn ra hơn 50 năm trước, nhưng thành tựu đáng kinh ngạc này vẫn gây ra không ít tranh cãi.

Vào ngày 21/7/1969, Neil Armstrong trở thành người đàn ông đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, tham gia cùng ông còn có Buzz Aldrin. Họ đã ra khỏi con tàu chỉ 22 phút sau khi chiếc Apollo 11 của NASA hoàn thành nhiệm vụ đáp xuống Mặt Trăng an toàn. Armstrong đã làm nên lịch sử khi cắm lá cờ Hoa Kỳ lên bề mặt của Mặt Trăng và bước đi những bước đầu tiên như một bài diễn văn nhỏ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự kiện này chỉ là một âm mưu, NASA đã dàn dựng cảnh này trong một xưởng phim và cố tình tạo các cảnh quay giả để thúc đẩy tinh thần nhân dân Mỹ trong giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Co that la tau vu tru Apollo 11 cua NASA da dua nguoi len Mat Trang?
 Buzz Aldrin trên Mặt Trăng.
Chuyên gia điện ảnh Howard Berry cuối cùng đã đưa ra câu trả lời cho những tin đồn. Viết cho Quartz, ông giải thích: Một số người có thể cho rằng những chuyển động chậm trong đoạn phim tạo cảm giác dường như họ đang ở trong một môi trường trọng lực thấp. Đoạn phim đã làm chậm những chuyển động hơn so với bình thường, có thể là mức độ chậm chỉ tính bằng % của giây, tuy nhiên không phải chúng ta không thể xác định được.
Trên thực tế, nhiều người đánh giá đoạn phim này được quay chậm quá mức. Khi nhiều nhà phân tích kỹ thuật làm cho nó chạy ở tốc độ khung hình bình thường, những chuyển động vẫn bị phát chậm hơn. Khi bạn muốn tạo ra một đoạn phim quay chậm mà vẫn hiển thị những thông số tốc độ bình thường, khi đó bạn có nhiều hơn 1 việc để làm. Bạn cần biết cách để lưu các hình ảnh, đồng thời tạo ra các khung hình mới phù hợp với độ chậm của chuyển động.
Co that la tau vu tru Apollo 11 cua NASA da dua nguoi len Mat Trang?-Hinh-2
Hình ảnh so sánh chứng minh sự kiện của NASA được dàn dựng.
Tại thời điểm đoạn phim xuất hiện, các máy quay phim ghi đĩa có khả năng lưu trữ cảnh quay chuyển động trong khoảng 30 giây và phát ra lâu nhất trong 90 giây nếu làm chậm. Để ghi lại 143 phút những chuyển động chậm, bạn cần phải ghi lại và lưu trữ 47 phút hành động trực tiếp, điều này về mặt lý thuyết là có thể.
Ông Berry, người được biết đến với vai trò là biên tập viên và nhà sản xuất chương trình Kick-Ass vào năm 2010, cũng đã giải thích lý do tại sao việc ghi hình trong một studio cũng có vẻ không khả thi. Một cuộn phim 35mm ở tốc độ 24 khung hình/phút, kéo dài tối đa 11 phút và dài 1.000 feet. Nếu áp dụng điều này cho 12 khung hình mỗi phút và chạy trong 143 phút, thì sẽ cần sáu cuộn rưỡi.
Co that la tau vu tru Apollo 11 cua NASA da dua nguoi len Mat Trang?-Hinh-3
Phi hành đoàn đáp xuống Trái Đất.
Sau đó, những thứ này sẽ cần phải được ghép lại với nhau, nối các mối nối, chuyển âm bản và in ấn. Trong quá trình thực hiện, các hạt bụi, lông hoặc vết trầy xước ngay lập tức sẽ khiến trò chơi này kết thúc. Nếu ta không tìm thấy có bất kì một lỗi nào trong những yếu tố trên trong đoạn phim, điều đó có nghĩa là nó đã được quay trực tiếp.
Mặc dù những bằng chứng mà ông đưa ra có phần áp đảo, tuy nhiên những lời đồn của về đoạn phim giả mạo vẫn không hề được dập tắt. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau đã chỉ ra rằng từ 6% đến 20% người Mỹ, 25% người Anh và 28% người Nga được khảo sát tin rằng cuộc đổ bộ của phi hành đoàn đã bị làm giả.

Hơn 250 phi công Pakistan bị phát hiện dùng bằng lái máy bay giả

Bộ trưởng Hàng không Pakistan Ghulam Sarwar Khan hôm 24/6 tiết lộ có tới 262 phi công trong tổng số 860 phi công ở Pakistan sử dụng “giấy phép lái máy bay đáng ngờ”.

“Các giấy phép lái máy bay của họ bị nghi ngờ vì một số lý do bao gồm cả ngày thi và kỳ thi. Có một số phi công không có tên trong bất kỳ giấy tờ nào trong số tám loại nhưng vẫn lấy được giấy phép. Trong số đó có những người làm việc cho hãng hàng không Pakistan International Airlines (PIA), Airblue, Serene, các câu lạc bộ tư nhân và các hãng hàng không nước ngoài”, ông Ghulam nói sau khi trình bày báo cáo điều tra tạm thời về vụ tai nạn máy bay của PIA tại Quốc hội.