TQ quảng bá thuốc cổ truyền trị COVID-19, hiệu quả thế nào?

Tại Trung Quốc, một số phương thuốc y học cổ truyền đang được truyền thông chính thống quảng bá là có khả năng làm giảm các triệu chứng COVID-19 và giảm nguy cơ tử vong, mặc dù còn thiếu bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả các phương thuốc này.

TQ quang ba thuoc co truyen tri COVID-19, hieu qua the nao?
Y học cổ truyền Trung Quốc được quảng bá như là một phương pháp điều trị COVID-19. 
Theo Edzard Ernst - giáo sư về các loại thuốc bổ trợ tại Đại học Exeter và đã nghỉ hưu - việc sử dụng thuốc khi chưa được chứng minh đầy đủ hiệu quả là không chính đáng và nguy hiểm.
Từ tháng 3, trong số các phương pháp điều trị COVID-19 được Bộ Y tế Trung Quốc khuyến nghị có cả các phương thuốc y học cổ truyền trị COVID-19, bao gồm thuốc bột, thuốc tiêm, thuốc sắc đến trà thảo dược.
Theo truyền thông chính thống, Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc cho biết ba công thức và ba loại thuốc đã được chứng minh điều trị hiệu quả đối với COVID-19.
China Daily thì đưa tin, trong các "thí nghiệm so sánh", nhóm người mắc COVID-19 dùng Jinhua Qinggan - loại thảo dược được phát triển để chống bệnh cúm H1N1 năm 2009 - đã hồi phục nhanh hơn so với nhóm không uống; nhưng tờ báo không cung cấp thông tin chi tiết. China Daily còn mô tả một nghiên cứu so sánh khác kết luận rằng tiêm Xuebijing - loại thuốc chiết xuất từ 5 thảo dược được cho là có khả năng giải độc máu - giúp giảm 88% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, khi kết hợp với các loại thuốc tiêu chuẩn.
Huang Luqi, người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Y học Trung Quốc tại Bắc Kinh và bản thân có thực hành y học cổ truyền, nói rằng, từ tháng 1, ông đã dẫn đầu thử nghiệm ba phương thuốc cổ truyền khác nhau để điều trị COVID-19, và nhận thấy chúng an toàn và hiệu quả. Trong đó, một thuốc nhằm điều trị các triệu chứng COVID-19, một thuốc giữ cho các trường hợp nhẹ không trở nên nghiêm trọng hoặc nguy kịch, và một thuốc để bệnh nhân âm tính với virus nhanh hơn - theo thông tin từ trang web thử nghiệm lâm sàng của Trung Quốc. Huang từ chối trả lời chi tiết, chỉ nói kết quả sẽ được công bố sớm.
Theo các nhà khoa học, mặc dù các thử nghiệm nói trên có các nhóm kiểm soát, nhưng các bác sĩ và bệnh nhân dường như vẫn biết ai là người đang được điều trị thử nghiệm. Trong khi các thử nghiệm mù đôi - tức cả nhà nghiên cứu và bệnh nhân đều không biết nhóm nào đang được điều trị - mới là tiêu chuẩn vàng để đánh giá hiệu quả. "Trừ khi có thể đưa ra được các bằng chứng, nếu không việc tuyên bố hiệu quả y học cổ truyền là vô đạo đức," theo Dan Larhammar, nhà sinh học tế bào tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển.
Tại Trung Quốc, dường như không có chỗ cho những ý kiến chỉ trích các phương pháp y học cổ truyền phục vụ điều trị COVID-19. Cuối tháng 4 vừa qua, một bác sĩ ở tỉnh Hồ Bắc đã bị kỷ luật và giáng chức sau khi đăng lên mạng rằng khuyến nghị của Trung Quốc về các phương pháp điều trị COVID-19, đặc biệt là các biện pháp y học cổ truyền, không dựa trên cơ sở khoa học. Anh nói với trang tin Nature rằng không thể trả lời phỏng vấn về chủ đề này.
Hiện trên thế giới chưa có phương pháp điều trị nào được chứng minh là hiệu quả đối với Covid-19, mặc dù nhiều quốc gia đang thử nghiệm các loại thuốc mới và thuốc sẵn có. Cho đến nay, chỉ có một loại thuốc - remdesivir - cho thấy có tiềm năng tăng tốc độ phục hồi trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.

Thực hư tác dụng của mũ phòng hộ chống Covid-19 ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, một món đồ được người dân tìm mua nhiều là chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, sản phẩm này còn “cháy hàng”.

Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam
 Không chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên kinh doanh mũ, thời trang, chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19 này còn được rao bán rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hay được bán cả trên một số trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Chợ tốt,…
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-2
 Qua quảng cáo của người bán, mặc dù loại mũ này xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy không thể thay thế khẩu trang, nhưng có tác dụng giảm thiểu được sự lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc hoặc đến chỗ đông người, nhất là khi nói chuyện trực tiếp.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-3
 Sở dĩ có thể “cản” được tiếp xúc từ các giọt bắn khi giao tiếp bởi "mũ chống dịch" không đơn thuần có hình dáng, mẫu mã đa dạng như các loại nón thông thường. Phía trước mũ có gắn phần che chắn bảo hộ bằng nhựa trong suốt hướng xuống dưới, giúp che toàn bộ mặt người dùng.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-4
 Trong quá trình sử dụng chiếc mũ này có thể giặt sạch, còn tấm nhựa gắn phía trước chỉ cần sử dụng cồn hoặc nước rửa tay thông thường là có thể vệ sinh sạch sẽ. Mũ phòng hộ chống Covid-19 có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau, các loại cho người lớn và trẻ nhỏ, cho người dùng thoải mái chọn lựa.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-5
 Hiện tại, loại mũ này được chào bán với mức giá 200 - 250 nghìn đồng/chiếc, có nơi bán online chỉ với mức giá từ 80.000-100.000 đồng/chiếc. Trong khi, tại Hàn Quốc, sản phẩm này được bán với giá rẻ nhất là 16.000 won (tương 320 nghìn đồng).
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-6
 Với giá cả phải chăng, lại được đồn đoán giúp phòng chống Covid-19, trung bình có cửa hàng bán được cả trăm chiếc mỗi ngày. Vậy chiếc mũ này có thực sự chống được virus corona như lời đồn?
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-7
 Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, loại mũ này chỉ tăng cường lớp bảo vệ chứ không hoàn toàn thay thế được khẩu trang. Covid-19 chủ yếu lây lan qua đường giọt bắn khi tiếp xúc, trong khi mũ có tấm màn kính tỉ lệ giọt bắn đi vào đường hô hấp sẽ thấp hơn.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-8
 Những chiếc mũ có tấm nhựa mỏng che chắn này không thể bao quát toàn bộ cơ thể, chúng chỉ là công cụ bảo hộ hỗ trợ có tác dụng ngăn chặn được các giọt bắn. Điều đó tức là, khi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người khác, người dùng vẫn nên đeo khẩu trang, kết hợp với đội mũ để tránh lây nhiễm Covid-19.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-9
 Không nên cho rằng đội mũ này là an toàn và lạm dụng chúng, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản. Ngoài ra trong quá trình sử dụng mũ phòng hộ chống Covid-19 nên thường xuyên tháo rời để giặt, vệ sinh tấm nhựa bằng các dung dịch có tính sát khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-10
Người dân hoàn toàn có thể tự chế mũ chống Covid-19 cực kỳ tiết kiệm tại nhà bằng tấm nhựa mica trong suốt loại cứng. Dùng một miếng xốp và mút đệm để làm vòng đeo lên đầu, giúp tấm kính không áp sát quá vào mặt, nâng đỡ mũi, hạn chế hơi ẩm do hơi thở. 

Kết quả bất ngờ cuộc chiến lì lợm giữa cầy mangut và bầy sư tử

(Kiến Thức) - Chú cầy mangut nhỏ bé dũng cảm độc chiến với 4 con sư tử đói. Sau một hồi vật lộn ngược xuôi, đàn sư tử đành bất lực với con vật lì lợm. 

Ket qua bat ngo cuoc chien li lom giua cay mangut va bay su tu
Không ít người phải ngạc nhiên và thán phục khi chứng kiến cuộc chiến dũng cảm của cầy mangut với 4 sư tử cái.