![]() |
![]() |
Chất lượng nợ cho vay của TPBank |
![]() |
![]() |
Chất lượng nợ cho vay của TPBank |
Thêm vào đó, TPBank chịu lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư lên tới 122 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ gần 53 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cũng lao dốc 69% về còn 80 tỷ đồng. Riêng lãi thuần từ dịch vụ tăng khá 67% lên tới 816 tỷ đồng.
Do đó, TPBank chỉ ghi nhận lợi nhuận thuần quý 4 2.017 tỷ đồng, giảm 8% so cùng kỳ. Nhờ giảm mạnh 80% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng về còn 114 tỷ đồng nên lãi ròng quý 4/2022 của TPBank vẫn tăng 16% lên 1.519 tỷ đồng.
Chiến lược cho giai đoạn 2023-2028 và tầm nhìn đến năm 2035, TPBank đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và các dịch vụ trung gian thanh toán.
Mục tiêu đến năm 2028, TPBank có kế hoạch nâng tổng tài sản lên hơn 700 nghìn tỷ đồng (CAGR 16%), nâng vốn chủ sở hữu lên hơn 85 nghìn tỷ đồng (CAGR 21%), nâng LNTT lên hơn 19,8 nghìn tỷ đồng (CAGR 20%).
Về kế hoạch 2023, TPBank đặt kế hoạch tăng trưởng quy mô tổng tài sản 7% so với đầu năm, lên mức 350 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 39% lên 22,01 nghìn tỷ đồng.
CTCP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu thuần suy giảm 14% so cùng kỳ, về mức 1.336 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ giảm của giá vốn mạnh hơn tới 34% nên lợi nhuận gộp đạt 573 tỷ đồng, tăng vọt 46% so cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cải thiện mạnh từ mức 25% của cùng kỳ lên tới 43%.
Thêm vào đó, doanh thu tài chính gấp 2,8 lần khi đạt 34 tỷ đồng. Sau cùng, Nhựa Bình Minh ghi nhận lãi ròng 295 tỷ đồng trong quý 2/2023, gấp đôi cùng kỳ 2022 và cao nhất từ trước tới nay tính theo quý. EPS đạt 3.599 đồng.