TP HCM gấp rút hoàn tất hạ tầng tuyến metro số 2

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM yêu cầu nhà thầu làm việc theo ngày, huy động nhân lực và máy móc để đảm bảo tiến độ.

Tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) là một trong các dự án trọng điểm về giao thông đô thị của TP HCM. Sau thời gian dài chờ giải phóng mặt bằng và hoàn thiện các điều kiện pháp lý, dự án đang bước vào giai đoạn tăng tốc chuẩn bị khởi công.

8.jpg
Ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM, kiểm tra tiến độ di dời hạ tầng tuyến metro số 2 – điều kiện cần để khởi công dự án trong năm 2025.

Tối 13/7, ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM đã có mặt tại công trường để kiểm tra và đôn đốc tiến độ di dời hạ tầng kỹ thuật, điều kiện tiên quyết để dự án có thể chính thức khởi công trong năm 2025.

Theo ghi nhận, tại nhiều điểm như ga S3 (vòng xoay Dân Chủ, quận 3 cũ), ga S9 (ga Bà Quẹo, đường Trường Chinh), các nhà thầu đã lập rào chắn, huy động máy móc và thiết bị, thi công liên tục về đêm nhằm tận dụng thời gian, giảm ảnh hưởng giao thông.

Ông Bằng cho biết, công tác giải phóng mặt bằng của toàn tuyến đã hoàn tất với 585/585 trường hợp bàn giao mặt bằng. Hiện các nhà thầu đang tập trung vào việc di dời hạ tầng kỹ thuật, đạt khoảng 60% khối lượng, bao gồm các hệ thống điện, cấp thoát nước, biển báo, chiếu sáng, tín hiệu giao thông, cây xanh và viễn thông tại 12 vị trí trên toàn tuyến.

Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do kết cấu hạ tầng ngầm tại TP HCM rất phức tạp, nhiều vị trí không trùng khớp giữa bản vẽ thiết kế và thực tế thi công.

Dù vậy, ông Bằng nhấn mạnh quyết tâm hoàn tất di dời trong năm 2025 để có thể khởi công dự án đúng cam kết với Chính phủ và nhà tài trợ.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM yêu cầu các nhà thầu làm việc theo ngày, huy động tối đa nhân lực, máy móc và dự phòng các tình huống kỹ thuật. Đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với các sở ngành và lực lượng chức năng, đặc biệt trong việc phân luồng giao thông tại các vị trí phải rào chắn, thi công liên tục.

Máy móc và công nhân thi công di dời hạ tầng tại ga S3, vòng xoay Dân Chủ, tuyến metro số 2 TP HCM.

Máy móc và công nhân thi công di dời hạ tầng tại ga S3, vòng xoay Dân Chủ, tuyến metro số 2 TP HCM.

Các đơn vị thi công tuyến metro số 2 làm việc thận trọng trước hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm chằng chịt.

Các đơn vị thi công tuyến metro số 2 làm việc thận trọng trước hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm chằng chịt.

Dự án metro số 2 đoạn trước trụ sở Công an quận 3 cũ được thi công vào ban đêm nhằm hạn chế ảnh hưởng giao thông.

Dự án metro số 2 đoạn trước trụ sở Công an quận 3 cũ được thi công vào ban đêm nhằm hạn chế ảnh hưởng giao thông.

Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM Phan Công Bằng trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công tuyến metro số 2 đêm 13/7.

Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM Phan Công Bằng trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công tuyến metro số 2 đêm 13/7.

“Dự án tuyến metro số 2 không thể chậm trễ thêm. Việc khởi công trong năm 2025 không chỉ là mục tiêu tiến độ, mà là mệnh lệnh trong tổ chức thực hiện. Chúng tôi đang dồn toàn lực để đảm bảo điều đó,” ông Bằng nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, bên cạnh công tác thi công hạ tầng, Ban cũng yêu cầu các nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng công trình – đặc biệt trong điều kiện mùa mưa sắp tới.

Về nguồn vốn, theo điều chỉnh mới, dự án sẽ dừng sử dụng toàn bộ vốn vay thuộc thỏa thuận vay số 1 (ký ngày 1/3/2011) và số 2 (ký ngày 4/6/2011) với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), tổng trị giá 155 triệu EUR. Đồng thời, cũng dừng sử dụng 66,24 triệu EUR vốn ODA không hoàn lại thuộc thỏa thuận số 2.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP HCM sử dụng phần vốn ODA không hoàn lại còn lại theo đúng quy định, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, cơ quan thanh tra và kiểm toán về tính chính xác, minh bạch của thông tin và đề xuất liên quan.

Góc nhìn từ trên cao các vị trí nhà ga dọc tuyến metro số 2, nơi các đơn vị thi công đang tăng tốc để kịp tiến độ khởi công dự án trong năm nay.

Góc nhìn từ trên cao các vị trí nhà ga dọc tuyến metro số 2, nơi các đơn vị thi công đang tăng tốc để kịp tiến độ khởi công dự án trong năm nay.

Dự án tuyến metro số 2 dài 11,3 km, đi ngầm qua các quận trung tâm, gồm 10 nhà ga và một depot tại Tham Lương, được kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông trên trục Trường Chinh – Cách Mạng Tháng Tám – Bến Thành và kết nối đồng bộ với các tuyến metro khác trong tương lai.

TP HCM nghiên cứu mô hình tư nhân đầu tư vận hành metro

TP HCM yêu cầu các sở ngành đề xuất mô hình cho doanh nghiệp tư nhân trực tiếp đầu tư, vận hành đường sắt đô thị thay vì cơ quan nhà nước.

UBND TP HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan triển khai nhiều nội dung quan trọng nhằm thực hiện Thông báo 01/2025 ngày 30/5 của Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP HCM. Trong đó, thành phố đặc biệt lưu ý đến việc nghiên cứu mô hình doanh nghiệp tư nhân trực tiếp đầu tư và vận hành hệ thống đường sắt đô thị.

3.jpg
Tuyến metro số 1 hoạt động chính thức từ tháng 12/2024.

Metro TP HCM và Xanh SM hợp tác phát triển giao thông xanh

Ngày 7/3/2025, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC1) và Xanh SM ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường kết nối giữa hệ thống đường sắt đô thị với dịch vụ taxi điện, xe máy điện Xanh SM.

Hợp tác mở rộng hệ sinh thái giao thông bền vững

Theo thỏa thuận hợp tác giữa Metro TP HCM và Xanh SM, các điểm đón trả khách của Xanh SM sẽ được bố trí ngay tại nhà ga của tuyến Metro số 1, giúp hành khách dễ dàng trung chuyển từ ga đến nhà hoặc nơi làm việc, trường học. Đồng thời, hai bên sẽ nghiên cứu tích hợp hệ thống thanh toán không tiền mặt đồng bộ, mang lại trải nghiệm liền mạch hơn cho người dùng. Các hành khách đi Metro số 1 cũng có thể nhận ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của Xanh SM, qua đó khuyến khích thói quen di chuyển xanh.

Khánh thành tuyến metro đầu tiên của TP HCM

Sáng 9/3, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức khánh thành, đánh dấu bước ngoặt cho giao thông TP HCM.

Sáng 9/3, TP HCM tổ chức lễ khánh thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của thành phố.
Tuyến metro số 1 là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP HCM, có chiều dài gần 20 km, trong đó 2,6 km đi ngầm và 17,1 km trên cao. Tuyến có 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm (Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Ba Son) và 11 ga trên cao, với điểm cuối là depot Long Bình (TP Thủ Đức).