Cần Thơ "cắt" vốn ODA Hungary, Bệnh viện Ung bướu tìm lối thoát sau 8 năm dang dở

Dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, sau 8 năm khởi công và gần 2 năm "đắp chiếu", được đề xuất dừng vốn ODA. Cần Thơ xin Trung ương hơn 1.300 tỉ đồng để khẩn trương hoàn thành, dự kiến hoạt động cuối năm 2026.

Cần Thơ vừa đề xuất giải pháp mạnh để tháo gỡ vướng mắc cho dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đã kéo dài 8 năm mà chưa thể hoàn thành: dừng sử dụng vốn ODA từ Hungary và xin Trung ương hỗ trợ ngân sách hơn 1.300 tỉ đồng. Đề xuất được đưa ra tại hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào sáng 13/7 tại Cần Thơ, theo báo cáo của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu:

Dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ được khởi công từ năm 2017 với tổng mức đầu tư hơn 1.727 tỉ đồng, trong đó vốn ODA từ Hungary chiếm hơn 1.390 tỉ đồng. Với quy mô 500 giường bệnh, mục tiêu ban đầu là hoàn thành vào cuối năm 2020 để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu ngày càng cao của người dân khu vực.

11.jpg
Dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ vẫn "đắp chiếu" sau 8 năm khởi công (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2022, dự án đã phải tạm dừng thi công khi phần xây dựng thô đạt khoảng 80%. Nguyên nhân chính được xác định là do hợp đồng EPC và hiệp định vay vốn ODA đã hết hiệu lực. Thêm vào đó, liên danh nhà thầu Hungary liên tục đưa ra các đề nghị thay đổi thiết bị ngoài hợp đồng, đồng thời không đảm bảo tỉ lệ 50% hàng hóa có xuất xứ từ Hungary như cam kết ban đầu, dẫn đến việc dự án phải điều chỉnh và bị chậm tiến độ nghiêm trọng. Đến nay, giá trị giải ngân chỉ đạt hơn 253 tỉ đồng, tương đương hơn 21% tổng giá trị hợp đồng.

Trước tình hình này, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng sử dụng vốn ODA Hungary và đề nghị hỗ trợ hơn 1.300 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để tiếp tục hoàn thiện công trình. Thành phố cam kết nếu được phân bổ đủ vốn, bệnh viện sẽ hoàn tất các thủ tục và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2026.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ và thành phố Cần Thơ đã thống nhất phương án kết thúc dự án sử dụng ODA và chuyển sang thực hiện dự án mới bằng nguồn ngân sách trong nước. Bộ Tài chính đang xem xét hai hướng xử lý: nếu cần gấp, có thể sử dụng nguồn dự phòng ngân sách năm nay; nếu không kịp, sẽ đưa vào kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Ngoài ra, tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu cũng đề cập đến dự án nâng cấp 7km quốc lộ 91 với tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỉ đồng. Đáng chú ý, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt hơn 5.500 tỉ đồng nhưng thực tế chỉ cần khoảng 2.400 tỉ đồng. Thành phố đề xuất sử dụng số tiền kết dư hơn 3.100 tỉ đồng để đầu tư các khu tái định cư và các dự án động lực phát triển khác, trong bối cảnh dự án này đã kéo dài hơn 15 năm và vẫn chưa thể khởi công.

Cần Thơ: Đẩy nhanh "tái khởi động" Bệnh Viện Ung Bướu

TP Cần Thơ đang đẩy mạnh việc tái khởi động dự án Bệnh viện Ung bướu trị giá hơn 1.900 tỷ đồng, một công trình trọng điểm đã bị "phơi sương" suốt nhiều năm qua.

55.jpg
Mô hình Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ

Vào trưa ngày 11/7, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Văn Lâu đã trực tiếp kiểm tra hiện trạng dự án. Ông Trần Văn Lâu nhấn mạnh, dự án không chỉ có ý nghĩa quan trọng với người dân Cần Thơ mà còn với cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi đang rất cần một cơ sở chuyên khoa ung bướu hiện đại.

Cà Mau đẩy mạnh giải ngân, xử lý nhà thầu yếu, CĐT chậm

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại đã yêu cầu các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm với những nhà thầu năng lực yếu kém và kiểm điểm

Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2025 còn thấp, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Theo đó, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý các nhà thầu có năng lực yếu kém và kiểm điểm trách nhiệm các chủ đầu tư nếu không đạt mục tiêu giải ngân.

10.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại phát biểu tại hội nghị

Giải ngân vốn công, An Giang đặt mục tiêu bứt phá cuối năm

Dù đối mặt với nhiều thách thức về giải phóng mặt bằng, thiếu hụt vật liệu, chậm trễ thủ tục, An Giang vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

An Giang đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặt mục tiêu đạt 100% kế hoạch năm 2025 với tổng vốn hơn 26.116 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương chiếm trên 10.873 tỷ đồng và vốn tỉnh là 15.243 tỷ đồng. Tỉnh coi công tác giải ngân vốn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức trong năm.

Đến hết ngày 30/6/2025, An Giang mới giải ngân được hơn 5.533 tỷ đồng, đạt 25,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 21,19% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Tình hình này đòi hỏi những giải pháp quyết liệt để bứt phá trong nửa cuối năm.