Giải ngân vốn công, An Giang đặt mục tiêu bứt phá cuối năm

Dù đối mặt với nhiều thách thức về giải phóng mặt bằng, thiếu hụt vật liệu, chậm trễ thủ tục, An Giang vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

An Giang đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặt mục tiêu đạt 100% kế hoạch năm 2025 với tổng vốn hơn 26.116 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương chiếm trên 10.873 tỷ đồng và vốn tỉnh là 15.243 tỷ đồng. Tỉnh coi công tác giải ngân vốn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức trong năm.

Đến hết ngày 30/6/2025, An Giang mới giải ngân được hơn 5.533 tỷ đồng, đạt 25,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 21,19% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Tình hình này đòi hỏi những giải pháp quyết liệt để bứt phá trong nửa cuối năm.

Nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã cản trở tiến độ giải ngân do:

Nhiều dự án trọng điểm, có vốn lớn, đặc biệt là các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2025, bị chậm tiến độ do chưa xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình là các dự án như đường bộ ven biển, nâng cấp mở rộng đường Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu, cầu Mỹ Thái, đường ven sông Cái Lớn, đường ra Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, Trạm kiểm soát liên hợp Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương.

11.jpg
Đường Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu (Ảnh minh họa)
  • Các dự án trọng điểm mới khởi công dù có vốn lớn nhưng khâu chuẩn bị đầu tư còn chậm như: cầu trên tuyến đường bộ ven biển kết nối An Biên - phường Rạch Giá, đường ven biển phía Tây đảo Phú Quốc, dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn.
  • Tình trạng nhà thầu triển khai ì ạch, thiếu tập trung nhân lực, thiết bị (điển hình là dự án Cảng hành khách Rạch Giá) và việc khan hiếm nguồn đá, cát xây dựng tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, đặc biệt là các dự án giao thông. Việc ưu tiên vật liệu cho các dự án cao tốc cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án khác trên địa bàn tỉnh.
  • Một số dự án còn vướng các thủ tục pháp lý. Việc thực hiện Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đã khiến nhiều dự án xây dựng trụ sở cơ quan phải tạm dừng. Các dự án phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2027 tại Phú Quốc vẫn đang trong quá trình chuẩn bị thủ tục pháp lý. Ngoài ra, nhiều dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán, giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường.
  • Một số dự án vừa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và đang ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc đấu thầu nên chưa có khối lượng hoàn thành để giải ngân.

An Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt như: Coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết theo tuần, tháng, quý cho từng dự án, phân công lãnh đạo phụ trách, và báo cáo định kỳ để kịp thời tháo gỡ vướng mắc; Khẩn trương hoàn thành các thủ tục cần thiết cho các sở, ban, ngành có thay đổi tên do hợp nhất để tránh gián đoạn giải ngân. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch năm 2025; Đối với các dự án hoàn thành trong năm 2025, yêu cầu chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng và thanh toán giải ngân ngay. Với các dự án hoàn thành sau năm 2025, tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhà thầu tăng cường vật tư, nhân công, nghiệm thu khối lượng để thanh toán sớm. Các dự án khởi công mới phải khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức đấu thầu.

  • Tỉnh kiện toàn các đoàn kiểm tra công trình trọng điểm để đôn đốc giải ngân. Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu xử lý dứt điểm tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng. Yêu cầu chủ đầu tư rà soát hợp đồng, yêu cầu nhà thầu chủ động tìm nguồn cung, lập kế hoạch chi tiết, cam kết tiến độ và xử lý nghiêm các nhà thầu chậm tiến độ. Khẩn trương phối hợp tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc về thủ tục pháp lý.
  • Các Ban Quản lý dự án cấp tỉnh rà soát danh mục dự án tiếp nhận từ cấp huyện để trình HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch. Các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia rà soát, tổng hợp danh mục kế hoạch, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

Với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, An Giang kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nửa cuối năm 2025.

Cần Thơ: Mở cửa kêu gọi đầu tư 2 dự án bất động sản

TP. Cần Thơ đang tích cực kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào hai dự án bất động sản chiến lược. Với quy mô lớn và vị trí đắc địa, bao gồm khu phức hợp cao cấp tại quận Ninh Kiều và khu đô thị 270ha dọc Võ Văn Kiệt (Khu 1).

Sở Tài chính TP. Cần Thơ vừa thông báo rộng rãi đến các nhà đầu tư về hai dự án tiềm năng:

Khu phức hợp cao cấp quận Ninh Kiều (nay phường Ninh Kiều), quy mô khoảng 3,42 ha, nằm trên khu đất Kho xăng dầu Tây Nam Bộ do nhà nước quản lý. Với vị trí đắc địa tại trung tâm phường Ninh Kiều, dự án này hứa hẹn trở thành một điểm nhấn đô thị mới, thu hút dân cư và du khách.

Cần Thơ tiếp nhận 43 dự án chậm từ Hậu Giang (cũ), 4 "ca khó" về tài chính và pháp lý

Tỉnh Hậu Giang (cũ) đã "mạnh tay" rà soát, 43 dự án chậm tiến độ, trong đó có 4 "ca khó" đang gặp bế tắc về tài chính và pháp lý.

Trước khi sáp nhập vào TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang (cũ) đã tiến hành một đợt rà soát toàn diện các dự án đầu tư chậm tiến độ và tồn đọng nhằm có hướng xử lý phù hợp.

Thông tin từ UBND TP Cần Thơ, quá trình rà soát đã ghi nhận 43 dự án chậm tiến độ trên toàn tỉnh, bao gồm 1 dự án đầu tư bằng ngân sách và 42 dự án đầu tư ngoài ngân sách.

Đồng Nai: Khẩn trương tìm nhà đầu tư cho 10 dự án nhà ở xã hội trọng điểm

Sở Xây dựng Đồng Nai thông báo 10 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận chủ trương đầu tư, tập trung tại các vị trí đắc địa nhằm bù đắp khoảng cách lớn về số lượng căn hộ cần hoàn thành trước cuối năm 2025.

Đồng Nai đang mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư vào 10 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) mới, tập trung tại các khu vực chiến lược của tỉnh. Đây là nỗ lực nhằm đáp ứng mục tiêu cung cấp 10.000 căn NƠXH trong giai đoạn 2021-2025, đặc biệt trong bối cảnh cần hoàn thành hơn 7.200 căn trong năm 2025.

666.jpg
Một khu nhà ở xã hội tại Bảo Vinh (Long Khánh cũ)