TP HCM đề xuất tạm ngưng các trạm y tế lưu động

Dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát ổn định trên địa bàn TP HCM, Sở Y tế TP đề xuất tạm ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động.

Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM Lê Thiện Quỳnh Như cho hay, Sở này đã xây dựng kế hoạch và sẽ trình UBND TP phê duyệt đề xuất tạm ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động.

Trong đó, Sở Y tế đề xuất việc quản lý F0 tại nhà hiện nay do các trạm y tế đảm trách với sự trợ giúp của các công cụ chuyển đổi số, tập trung chủ yếu vào việc quản lý và chăm sóc những người thuộc nhóm nguy cơ.

TP HCM de xuat tam ngung cac tram y te luu dong
 Sở Y tế TP đề xuất tạm ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động. Ảnh: Mạnh Linh.

Với các bệnh viện dã chiến tuyến huyện, nếu trong giai đoạn cao điểm dịch đã sử dụng tạm một cơ sở chức năng làm bệnh viện dã chiến thì hoàn trả công năng ban đầu. Đồng thời các quận, huyện phải có kế hoạch sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến trong trường hợp số F0 tăng cao trở lại.

Tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP phải thực hiện đồng thời 2 chức năng: thực hiện công tác khám, chữa bệnh thông thường; thành lập khoa, đơn vị điều trị COVID-19 để điều trị người mắc COVID-19 đồng thời với bệnh lý cấp, mạn tính hoặc bệnh lý nền kèm theo.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng TP cùng các bệnh viện trung ương trên địa bàn TP như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Quân y 175 là các bệnh viện tuyến cuối về điều trị COVID-19. Các bệnh viện dã chiến TP đã tạm ngưng hoạt động trước đó sẽ giải thể.

Đối với các bệnh viện dã chiến 3 tầng còn hiện hữu của TP, duy trì hoạt động Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13, tạm ngưng hoạt động Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 và 16. Cùng với đó, ngưng hoạt động tầng 3 Bệnh viện dã chiến 3 tầng Tân Bình do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách.

Về lý do giữ lại bệnh Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13, theo Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế, TP vẫn phải sẵn sàng cho trường hợp F0 tăng nhanh trở lại. Cùng với đó, đây là bệnh viện do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phụ trách, đơn vị tuyến cuối trong điều trị COVID-19 của TP HCM.

>>> Mời độc giả xem thêm video Những người lính quân y có mặt tại TP HCM hỗ trợ người dân cống dịch COVID-19 (Nguồn: Zing)

Những kỷ vật vô giá của chiến thắng Điện Biên Phủ

Những vật dụng tưởng như rất đỗi mộc mạc này đã góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngam nhin nhung ky vat vo gia cua chien thang Dien Bien Phu (1)
 Bộ bàn ghế Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương sử dụng trong cuộc họp quyết định chủ trương chiến lược Đông Xuân 1953-1954 tại chiến khu Việt Bắc, tháng 9/1953. Cuộc họp này là tiền đề của chiến cục Đông Xuân 1953–1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Hiện vật trưng bày tại BT Lịch sử Quân sử Việt Nam).

TPBank: Tăng vọt trích lập dự phòng, nợ xấu cũng tăng

(Vietnamdaily) - Kỳ này TPBank chi ra tới hơn 755 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 1,9 lần cùng kỳ. Song TPBank vẫn đạt lãi trước thuế hơn 1,623 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ và đạt 20% kế hoạch cả năm (8.200 tỷ).

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với thu nhập lãi thuần tăng 25% khi đạt 2,831 tỷ đồng. 

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng khả quan 81% lên 511 tỷ đồng. Đáng chú ý, hoạt động khác báo lãi hơn 160 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 16 tỷ đồng nhờ thu từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro. Hay lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối có lãi 32 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 2 tỷ đồng.

Ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư suy giảm mạnh tới 70% về còn gần 81 tỷ đồng. 

Dù vậy, TPBank vẫn ghi nhận lợi nhuận thuần trước dự phòng tăng 31% lên 2.378 tỷ đồng.

Kỳ này TPBank chi ra tới hơn 755 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 1,9 lần cùng kỳ. Song TPBank vẫn đạt lãi trước thuế hơn 1,623 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ và đạt 20% kế hoạch cả năm (8.200 tỷ). Lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương ứng 14% lên 1.299 tỷ đồng.

TPBank: Tang vot trich lap du phong, no xau cung tang
 

Cổ phiếu FLC bị HoSE chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 12/5

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa ra Quyết định về việc chuyển cổ phiếu CTCP Tập đoàn FLC (FLC) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12/5.
 

Lý do là FLC chậm nộp BCTC năm 2021 đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định.

Trên thị trường, cổ phiếu FLC hiện đang giao dịch quanh mức 7.370 đồng/cp, giảm 5,8% so với giá tham chiếu, khối lượng giao dịch hơn 3,4 triệu cp/phiên.

Về kết quả kinh doanh quý 1, doanh thu giảm đến 58% về còn 1.085 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng giảm mạnh nên lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng trong quý vừa qua, trong khi đó cùng kỳ có lãi gộp gần 108 tỷ đồng.
Chi phí tài chính tăng vọt lên 161 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay và dự phòng các khoản đầu tư.
Co phieu FLC bi HoSE chuyen sang dien kiem soat tu ngay 12/5
 
Ngoài ra, FLC còn chịu lỗ 265 tỷ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh liên kết, trong khi quý 1 năm ngoái khoản mục này có lãi gần 18 tỷ.
Sau khi trừ đi các loại chi phí khác, FLC lỗ gần 465 tỷ đồng, trái với khoản lãi gần 43 tỷ cùng kỳ.
Tại ngày 31/3, nợ phải trả tăng thêm gần 2.100 tỷ đồng lên 26.142 tỷ đồng. Vay nợ ngắn hạn tăng lên 3.204 tỷ đồng từ mức 2.034 tỷ của đầu kỳ, ngược lại vay nợ dài hạn giảm nhẹ về 4.106 tỷ đồng.
Các chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC vào ngày cuối quý 1 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam (Sacombank, STB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID).
Ngoài ra, FLC còn vay một số nhà băng khác như Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), …