Top loài sư tử ăn thịt người nổi tiếng thế giới

Mặc dù không có báo cáo về những vụ sư tử ăn thịt người nhưng chỉ riêng tại Tanzania số người chết do sư tử đã là hơn 100 người.

Sư tử trắng Charlie
Gây ấn tượng không phải chỉ bởi bộ lông trắng mà còn bởi chiếc đuôi ngắn. Vào năm 1909, sư tử trắng Charlie đã trở thành tâm điểm khi có chứng cứ tố cáo con sư tử ăn thit người. Cùng với hai con sư tử đực khác, chúng tấn công theo nhóm vào một vài làng ở châu Phi và giết chết khoảng 90 người.
Top loai su tu an thit nguoi noi tieng the gioi
Ảnh minh họa. 
Sư tử trắng Charlie là một loài gần như bất khả chiến bại vì có thể tránh bẫy của các thợ săn khéo léo. Cuối cùng, đến lúc may mắn không còn mỉm cười với nó và bị hạ bởi một khẩu sung lục.
Loài Msoro Monty
Chúng có khả năng phát hiện và tránh bẫy một cách kinh ngạc. Sau khi sư tử ăn thịt nhiều người, chúng biến mất không dấu vết.
Loài sư tử Mfuwe
Top loai su tu an thit nguoi noi tieng the gioi-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Đầu những năm 1990, sau khi giết chết 6 người, nó ung dung đi qua làng với cái túi của nạn nhân trên miệng. Về sau, nó bị hạ bởi một người dân ở California sau một cuộc săn lùng kéo dài 20 ngày. Loài sư tử này có chiều dài lên tới 3 mét và có bờm giống loài Tsavo.
Sư tử Osama
Từng gây chấn động vào giữa năm 2002 và 2004 ở Tanzania, người ta cho rằng một con sư tử tên Osama và đôi khi cùng đồng loại đã gây ra cái chết của hơn 50 người ở 8 làng khác nhau.
Cuối cùng, nó được tìm thấy và giết vào tháng 04/ 2004. Người ta tin rằng thói quen ăn thịt người của nó đến từ con sư tử mẹ.
Loài ăn thịt Njombe
Top loai su tu an thit nguoi noi tieng the gioi-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Vụ việc kinh khủng xảy ra vào khoảng những nă, 1932-1947 tại miền nam Tanzania (Vùng Njombe). Để không bị chết đói thì một nhóm gồm 15 con sư tử đã gây ra cái chết của 1.500 người.
Người dân bị tấn công giữa ban ngày và cả ban đêm. Họ bị kéo vào các bụi cây để ăn và giấu khỏi những loài săn mồi khác. Tuy nhiên, chúng bị bắn hạ vào năm 1947.
Loài Tsavo
Những công nhân khi đang thi công cây cầu đường sắt bắc qua sông Tsavo ở Kenya đã trở thành con mồi của loài này. Theo tính toán, có khoảng 130 người chết trong tháng 9, nhưng không có chứng cứ rõ rang. Sau này chúng bị hạ bởi Trung tá Patterson. Câu chuyện đẫm máu này là một nguồn cảm hứng cho một bộ phim hư cấu mô tả các sự kiện năm 1898. Bộ phim được gọi là "The Ghost and the Darkness".
Những sự thật thú vị
- Cơ thể của Sư tử Mfuwe nằm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago.
- Nhà sinh thái học raig Packer từ Đại học Minnesota cho rằng ngoài sư tử đực thì sư tử cái còn gây ra các vụ giết người. Tuy nhiên, sư tử cái chỉ ăn thịt người khi khan hiếm thức ăn, còn sư tử đực có khuynh hướng tấn công liên tiếp.
- Trong Vườn quốc gia Voi Addo ở Nam Phi, có cả biển cảnh báo việc bạn có thể bị tấn công nếu xa khỏi xe ô tô.
- Năm 2005, có một bộ phim truyền hình mang tên “loài ăn thịt người Njombe”.

Sư tử cướp con mồi bị linh cẩu đánh chạy te tua

Sư tử cái tấn công một con đực trong đàn đầu tiên với cú đớp chí mạng để phủ đầu đàn linh cẩu.

Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua

Thông thường, sư tử nhiều lần cướp con mồi của linh cẩu sau khi loài này đi săn thành công. Trong đa số những cuộc tấn công đó, linh cẩu thường “ngậm bồ hòn làm ngọt” nhưng lần này, đàn linh cẩu quyết tâm chống lại. Câu chuyện bắt đầu bằng buổi sáng ở Chitabe, Okavango khi đàn linh cẩu vừa đi săn được một con mồi thì sư tử cái xuất hiện. Nó tiến tới định cướp con mồi của kẻ đi săn bị đánh giá yếu hơn. 

Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua-Hinh-2

Sư tử cái tấn công một con đực trong đàn đầu tiên với cú đớp chí mạng để phủ đầu đàn linh cẩu. Như những lần trước, đàn linh cẩu sẽ rút lui nhưng lần này quyết tâm tấn công lại để cứu thành viên trong đàn.Một cuộc chiến đáng kinh ngạc diễn ra ầm ĩ với liên tục những đòn tấn công từ đàn linh c ẩu. Trước số lượng quá đông của kẻ địch, sư tử chỉ còn biết phòng thủ và gầm gừ dọa nạt. 

Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua-Hinh-3

Một vài con linh cẩu đã bị thương trong cuộc chiến này nhưng vẫn không hề sợ hãi mà tiếp tục tấn công khiến sư tử phải rút lui. Sư tử cũng bị thương khá nhiều dù không nghiêm trọng và chắc chắn, nó có thêm một kẻ thù mới trong tương lai. 

Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua-Hinh-4
Linh cẩu là loài đi săn theo đàn, sống hoang dã ở châu Phi và được biết đến với tập tính bầy đàn rất cao. Sư tử cái tấn công bằng những đòn chí mạng.
Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua-Hinh-5
Thay vì bỏ chạy như thường lệ, lần này linh cẩu đã đối đầu lại.
Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua-Hinh-6
Sử dụng sức mạnh bày đàn, linh cẩu liên tục dồn sư tử vào thế bí.
Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua-Hinh-7
Sư tử cái không thể tấn công được kẻ địch. Sư tử lui vào thế phòng thủ và chỉ biết gầm gừ.
 
Su tu cuop con moi bi linh cau danh chay te tua-Hinh-8
Nó rút lui với một vài vết thương nhỏ.   

Cận cảnh gia đình sư tử miệt mài học kỹ thuật đi săn

(Kiến Thức) - Để thích ứng được với cuộc sống hoang dã sinh tồn cạnh tranh khốc liệt, những con sư tử con trong gia đình sư tử phải học tập và rèn luyện kỹ thuật đi săn ngay từ khi còn bé. 

Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Anne Laing ghi được những hình ảnh thú vị tại khu bảo tồn thiên nhiên Zimanga ở Nam Phi, khi gia đình sư tử luyện tập các ngón đòn đi săn một cách miệt mài, chuyên tâm.
 Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Anne Laing ghi được những hình ảnh thú vị tại khu bảo tồn thiên nhiên Zimanga ở Nam Phi, khi gia đình sư tử luyện tập các ngón đòn đi săn một cách miệt mài, chuyên tâm.